| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn chống đói rét cho trâu bò

Thứ Năm 02/12/2021 , 18:15 (GMT+7)

YÊN BÁI Tỉnh Yên Bái hiện có trên 130.000 con trâu bò tập trung ở các huyện vùng cao. Việc phòng chống đói, rét cho trâu bò đang là việc cấp thiết đối với người chăn nuôi…

Việc chăn nuôi trâu, bò ở Yên Bái, nhất là các địa phương vùng cao chuồng trại rất sơ sài, chủ yếu chăn thả tự nhiên, nhiều nơi bà con không chú ý dự trữ thức ăn cho đàn gia súc nên khi nhiệt độ xuống thấp, đàn gia súc không được chăm sóc chu đáo khiến nhiều năm trước đây trâu, bò, dê… bị chết hàng loạt, có năm chết 6.000 - 8.000 con vì rét và đói, thiệt hại rất lớn cho nông dân.

Nhằm bảo vệ đàn gia súc, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đã tổ chức lớp tập huấn “Nuôi và phòng chống rét cho trâu bò”. Tham dự lớp tập huấn có 30 học viên, bao gồm 15 cán bộ thuộc Trung tâm dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp các huyện và 15 hộ nông dân ở các địa phương.

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (thứ 2 từ trái sang) cùng các học viên tham quan mô hình nuôi trâu vỗ béo của gia đình ông Nguyễn Hồng Ca. Ảnh: Hoàng Hữu.

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (thứ 2 từ trái sang) cùng các học viên tham quan mô hình nuôi trâu vỗ béo của gia đình ông Nguyễn Hồng Ca. Ảnh: Hoàng Hữu.

Lớp tập huấn đã cung cấp cho các học viên kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống đói, rét cho trâu bò vụ đông; kỹ thuật làm chuồng trại; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng trâu bò vụ đông; kỹ thuật trồng, chế biến, dự trữ thức ăn cho trâu, bò vụ đông; phòng trị một số bệnh như lở mồm long móng, dịch tả trâu bò, bệnh tụ huyết trùng, sán lá gan, bệnh cước chân ở trâu, bò…

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khai mạc lớp học đã nêu rõ mục đích của lớp tập huấn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản trong việc nuôi và chăm sóc trâu bò vụ đông, cách nhận biết và điều trị một số bệnh thường gặp ở trâu bò. Bà đề nghị các học viên sau lớp học sẽ áp dụng vào thực tế, tích cực phổ biến kỹ thuật cho nhiều người dân, giúp họ biết cách chăm sóc đàn gia súc trong vụ đông…

Sau thời gian học tập lý thuyết trên lớp, các học viên được tham quan một số mô hình chăn nuôi của các hộ dân ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.

Cây rơm dự trữ thức ăn cho đàn trâu bò mùa đông. Ảnh: Hoàng Hữu.

Cây rơm dự trữ thức ăn cho đàn trâu bò mùa đông. Ảnh: Hoàng Hữu.

Hộ ông Nguyễn Hồng Ca ở thôn Tân Thịnh nuôi 20 con trâu, bò vỗ béo. Ngoài dự trữ rơm khô, ông còn mua ngô làm thức ăn xanh cho đàn gia súc. Tính ra mỗi vụ đông, gia đình ông mua chừng hơn 1 mẫu ngô của bà con, giá mỗi sào ngô là 800.000 đ.

Ông cho biết: Nuôi trâu, bò vỗ béo là nghề gia đình ông làm nhiều năm nay. Do vậy, đầu tiên cần xây dựng chuồng trại phải đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Việc nuôi trâu, bò khó khăn nhất là mùa đông, ngoài việc giữ ấm còn phải chú ý cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng. Vì mùa đông, nếu để trâu, bò đói ăn, chúng sẽ không đủ sức chịu đựng, dễ bị chết đói và chết rét.

Ông Ca cho biết thêm: Những ngày nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, gia đình còn đốt những đống trấu để sưới ấm cho trâu, bò. Chính vì thế mà đàn gia súc nhà ông không có con nào bị chết rét, vẫn béo tốt cả trong mùa đông, được các thương lái đặt hàng.

Gia đình ông Nguyễn Xuân Khải cũng ở thôn Tân Thịnh thường xuyên nuôi 15 - 20 con trâu, bò vỗ béo. Ngoài việc cung cấp thức ăn xanh là thân cây ngô mua của bà con trong xã (mỗi năm trên một mẫu). Bên cạnh đó, ông còn áp dụng kỹ thuật ủ chua rơm cùng thân cây ngô và cho thức ăn tinh vào những ngày đông giá rét để tăng sức đề kháng cho đàn gia súc.

Ông Khải cho biết: Thường mỗi con trâu, bò vỗ béo nuôi chừng 4 tháng, nguồn trâu bò mua của người dân trong xã và trong huyện, ai có nhu cầu bán thì ông mua. Sau khi vỗ béo ông bán cho các lò mổ, tính ra mỗi con sau khi vỗ béo được lãi 4 - 5 triệu đồng, tùy giá cả từng thời gian. 

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.