| Hotline: 0983.970.780

Sớm khôi phục nuôi trồng thủy sản Vân Đồn

Thứ Ba 01/10/2024 , 10:24 (GMT+7)

QUẢNG NINH Sau cơn bão số 3, đến nay, nhiều diện tích nuôi biển tại Vân Đồn đã được giao cho tổ chức, người dân và triển khai nuôi giống mới nhằm tái phục hồi sản xuất.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trao đổi cùng người dân tại hội nghị. Ảnh: QMG.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trao đổi cùng người dân tại hội nghị. Ảnh: QMG.

Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) vừa tổ chức Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình khôi phục nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện. 

Tại đây, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản bày tỏ sự phấn khởi trước sự quan tâm của tỉnh, huyện và các tổ chức tín dụng trong hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn. Đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ giống, vốn, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận nguồn vật tư, vật liệu trong nuôi trồng và sớm giao mặt biển để người dân được tái sản xuất.

Ngay sau bão số 3, để đảm bảo an sinh phúc lợi cho người dân, thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện Vân Đồn đã sớm triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doan nghiệp, hợp tác xã và hộ nuôi trồng thủy sản.

Theo đó, đến ngày 30/9, UBND huyện đã giao xong vị trí, tọa độ, mốc giới, diện tích khu vực biển cho gần 600 hộ gia đình của 50 HTX, với diện tích 4.553 ha, tăng 118% so với trước khi có bão số 3.

Ngay sau khi có vị trí, tọa độ, 75 hộ nuôi hàu đã triển khai chăng dây, buộc phao với diện tích 495ha và xuống giống được 90ha, tập trung tại các địa bàn Bản Sen, Hạ Long, Đông Xá, Thắng Lợi. Cùng với đó, các hộ nuôi cá lồng bè cũng đã sửa chữa, khắc phục khoảng 2.000 ô lồng bị ảnh hưởng do bão.

Đại diện hộ dân đưa ra các kiến nghị. Ảnh: QMG.

Đại diện hộ dân đưa ra các kiến nghị. Ảnh: QMG.

Trao đổi giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi trồng thủy sản với chính quyền địa phương, tổ chức tín dụng, ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh ghi nhận những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện đã nhanh chóng vào cuộc triển khai các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. Đến nay đã có nhiều diện tích nuôi biển đã được giao cho tổ chức, người dân và triển khai thả nuôi giống mới nhằm tái phục hồi sản xuất.

Ông Cao Tường Huy tin tưởng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm “sống vì biển, làm giàu từ biển”, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vân Đồn sớm vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất một cách bền vững hơn. Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh muốn trong thời gian tới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu nuôi biển tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện giúp người dân được tiếp cận nguồn vật liệu sử dụng trong nuôi trồng thủy sản bền vững hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, UBND huyện Vân Đồn đã trao quyết định giao khu vực biển nuôi trồng thủy sản cho 5 hộ gia đình nuôi cá biển trong ô lồng trên địa bàn thị trấn Cái Rồng, với diện tổng diện tích 2,5ha (mỗi gia đình là 0,5 ha).

Theo thống kê sơ bộ của huyện Vân Đồn, bão số 3 đã gây thiệt hại trên 2.200 tỉ đồng cho ngư dân nuôi trồng thủy sản trên biển. Trong đó, nhuyễn thể thiệt hại ước tính trên 1.300 tỉ đồng; cá biển trên 500 tỉ đồng; hải sản khác gần 400 tỉ đồng. Ngoài ra còn thiệt hại 318 nhà bè; gần 90 tàu thuyền các loại bị đắm, vỡ.

Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề do bão số 3, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các chính sách để hỗ trợ, đồng thời đã có nhiều kiến nghị chính đáng lên Chính phủ đề nghị sửa đổi một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp, chưa có tiền lệ.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất