| Hotline: 0983.970.780

Sớm công nhận công nghệ sinh thái là tiến bộ kỹ thuật

Thứ Năm 15/12/2016 , 14:08 (GMT+7)

Việc áp dụng CNST, trồng hoa bờ ruộng rất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam và giúp cho việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trong tương lai phong phú hơn.

07-50-29_nh-2-nh-1-cnst-gn-voi-bien-doi-khi-hu
Đến thời điểm này An Giang có hơn 1.242,6ha áp dụng CNST trong canh tác lúa và rau màu
 

GS Nguyễn Thơ, Phó Chủ tịch Hội BVTV Việt Nam cho biết, trước đây, đồng ruộng tại ĐBSCL rất đa dạng, có nhiều hệ động thực vật sinh sống, điển hình là con đỉa. Thế nhưng, trước việc lạm dụng thuốc BVTV ngày càng nhiều, hiện nay, đỉa ngày càng ít đi.

Không chỉ vậy, tình trạng kháng thuốc ngày càng phổ biển. Ví dụ như trước đây bệnh đạo ôn thường ở vụ ĐX, bệnh bạc lá ở HT thì hiện tại 2 bệnh này mùa nào cũng có, và có rất nghiêm trọng ở những vùng mà chúng ta không nghĩ rằng nó xảy ra.

Vì vậy, việc bảo tồn thiên địch để khống chế sâu bệnh hại có phổ tác dụng rộng, độ bền cao và có khả năng ngăn chặn hiệu quả những đột xuất của sự phát triển sâu bệnh hại. Việc áp dụng CNST, trồng hoa bờ ruộng rất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam và giúp cho việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trong tương lai phong phú hơn.

“Sau 7 - 8 năm theo dõi và tìm hiểu, tôi cho rằng chúng ta cần nhân rộng mô hình CNST trồng hoa bờ ruộng. Tuy nhiên, hiện nay, kỹ thuật chúng ta đang áp dụng chỉ tiếp cận ở giai đoạn ban đầu. Do đó, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu, đa dạng các loại hoa trên bờ ruộng hơn. Đặc biệt, nông dân cần làm khoa học chứ không chỉ các ban ngành. Bà con cần phát huy CNST kèm với canh tác theo hướng hữu cơ. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón cũng cần lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường”, GS. Nguyễn Thơ nói.

Tuy nhiên, để các kỹ thuật này ngày càng được nhân rộng hơn, thiết nghĩ cần có những cách tiếp cận theo hướng tích cực hơn, bởi lẽ: Thứ nhất, chưa có sự quan tâm chỉ đạo đúng mức của các ngành, các cấp. Việc triển khai, vận động nông dân chưa được tuyên truyền sâu rộng, hầu như chỉ tập trung ở một vài cơ quan chuyên môn kỹ thuật, thiếu sự phối hợp trong ngành.

Thứ hai, đa phần nông dân vẫn thích giải pháp diệt sâu rầy nhanh chóng bằng thuốc hoá học trong khi giải pháp quản lý sâu rầy bằng công nghệ sinh thái phải tiến hành ngay từ đầu vụ mà hiệu quả thì khó có thể thấy một cách rõ rệt và nhanh chóng.

Thứ ba, việc áp dụng CNST hiện nay chủ yếu là ở quy mô cá nhân, nhỏ lẻ. Trong khi CNST chỉ phát huy hiệu quả thật sự khi ứng dụng trên quy mô cánh đồng lớn. Cần có thiết kế lại hệ thống đồng ruộng.

Thứ tư, những nông dân đã ứng dụng thành công và gần như không sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng giá bán vẫn chưa được cải thiện. Chưa có sự cam kết nào trong thu mua.

Thứ năm, CNST phải gắn liền với việc ứng dụng “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” và thực hiện ở quy mô cánh đồng lớn. Cần thực hiện phát động phong trào thi đua trong nông dân, các xã trong huyện, các huyện trong tỉnh.

Thứ sáu, cải tiến nhiều hình thức như tập huấn, hợp tác với các đài truyền hình, truyền thanh, báo chí, in tờ bướm, thực hiện đặt các bãng pano trên các giao lộ nông thôn…để tất cả nông dân biết và hiểu ý nghĩa của CNST.

Thứ bảy, cần có chính sách, chủ trương khuyến khích thí điểm nhân rộng mô hình để nông dân tham quan ứng dụng, đồng thời phải có sự chỉ đạo mạnh từ Bộ NN-PTNT, các Sở NN-PTNT, UBND tỉnh.

Cuối cùng, kiến nghị Bộ NN-PTNT sớm công nhận đây là TBKT để các cơ quan vào cuộc cùng đầu tư kinh phí khuyến nông, cùng đẩy mạnh tham gia tuyên truyền một cách sâu rộng hơn.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.