Chủ Nhật, 18/5/2025 16:12 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng: Nhận diện thách thức, gỡ khó để ngành thủy sản phát triển

Thứ Năm 13/10/2022 , 08:37 (GMT+7)

Sóc Trăng Bộ NN-PTNT, UBND TP Sóc Trăng phối hợp Báo Tuổi Trẻ tổ chức hội thảo “Gỡ khó để thủy sản Việt Nam vươn lên Top đầu thế giới”.

Thu hoạch tôm tại trại nuôi tôm Xuân Phú, Công ty CP Sao Ta. Ảnh: Hữu Đức.

Thu hoạch tôm tại trại nuôi tôm Xuân Phú, Công ty CP Sao Ta. Ảnh: Hữu Đức.

Ngày 12/10 tại Sóc Trăng, đến tham dự và đồng chủ trì hội thảo có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu và Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Thế Chữ. Tham dự hội thảo còn có hơn 200 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong cả nước. Hội thảo này là sự kiện khởi đầu trong khuôn khổ Diễn đàn “Phát triển ngành công nghiệp thủy sản: Khai thác bền vững – Đẩy mạnh nuôi trồng” do Báo Tuổi Trẻ khởi xướng.

Trong 3 năm qua thủy sản luôn đứng trong Top 10 ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, ngành thủy sản đã tạo việc làm và sinh tế`cho hơn 4 triệu lao động trực tiếp là nông dân và ngư dân khai thác biển.  

Tuy nhiên hiện nay ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước thực trạng cấp thiết là hoạt động khai thác biển đang gặp muôn vàn khó khăn, rủi ro và thách thức. Nguồn lợi hải sản khai thác từ biển suy giảm, nguy cơ cạn kiệt. Trong khi giá xăng dầu tăng cao khiến lợi nhuận đánh bắt sụt giảm hoặc thua lỗ…Nhận diện trước thách thức cho thấy cần tìm giải pháp chuyển đổi, phải chuyển từ khai thác sang nuôi trồng. Đồng thời quản lý chặt chẽ theo quy hoạch nuôi trồng thủy sản để cải thiện chuỗi giá trị.

Hơn nữa, dựa vào lợi thế từ những năm qua sự phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đạt nhiều bước tiến vượt bậc, nhất là ở khu vực ĐBSCL. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), hiện nay cả nước có 830 nhà máy chế biến thủy sản đạt quy mô công nghiệp và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới.

Các ý kiến tham luận của các doanh nghiệp đóng góp tại hội thảo, để phát triển ngành nuôi trồng phát triển cần có chiếc lược và giải pháp. Trong nuôi trồng thủy sản muốn thành công không chỉ áp dụng công nghệ mới, chủ động đối phó ngăn ngừa dịch bệnh. Nhất là trước bối cảnh giá vật tư tăng cao là thách thức hạ giá thành nuôi tôm, nuôi cá so với các nước cạnh tranh cùng ngành hàng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến. Ảnh: Hữu Đức.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến. Ảnh: Hữu Đức.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, nhấn mạnh: Trong nhiều năm gần đây thủy sản là một trong những lĩnh vực đạt mức tăng trưởng cao trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên ngành thủy sản phải giữ vững trên cả ba trụ cột là khai thác, bảo tồn và nuôi trồng. Về khai thác thủy sản sau thời gia dài sản xuất theo phong trào, việc tái cơ cấu đội tàu khai thác biển, giảm số tàu đánh bắt gần bờ đã có một số kết quả ban đầu. Nhưng việc gỉảm sản lượng khai thác cần có kế hoạch cụ thể. Để giảm, việc này cần tăng cường bảo tồn. Hơn nữa khai thác là một trong những trụ cột quan trọng nên cần kiểm soát chặt chẽ để hướng đến nghề cá có trách nhiệm.

Thứ trưởng lưu ý đối với nuôi trồng tôm và cá tra, trong đó hiện cá tra đã có sự kiểm soát, cấp mã số vùng trồng tốt nhưng ngành vẫn phải kết nối với các hệ thống nuôi xuyên suốt thành chuỗi ngành hàng hoàn chỉnh để nâng cao sự cạnh tranh. Với tôm dư địa để tăng diện tích không còn, chỉ còn tăng năng suất. Thế nhưng cần phải kiểm soát con giống vì cò nhiều khâu bất cập, cần có kiểm soát, thanh kiểm tra chặt chẽ, không ngừng nâng cao chất lượng con giống. Mặt khác, việc cấp mã số vùng nuôi tôm giúp truy xuất nguồn gốc đang gặp nhiều khó khăn bởi Luật đất đai. Sắp tới Bộ NN-PTNT sẽ kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn để sản phẩm sớm có thể truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Xem thêm
Nuôi thỏ lợi nhuận không nhỏ

THANH HÓA Tự tay gây dựng trang trại, rồi đứng lên sau những lần thất bại là hành trình đầy tâm huyết của anh Nguyễn Công Tùng với con thỏ trên đất xứ Thanh.

Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Bắc Kạn: Bí xanh chết hàng loạt

Khoảng 10ha cây bí xanh tại huyện Ba Bể bị chết, 80ha nhiễm bệnh, nguy cơ không cho thu hoạch.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện chiến lược lâm nghiệp bền vững từ hoạt động trồng cây

Bình Dương Từ phong trào trồng cây nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn mới.