| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, lợi nhuận tăng trên 40%

Thứ Sáu 14/06/2024 , 05:47 (GMT+7)

HẬU GIANG Nhiều nông dân Hậu Giang tham gia chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, tận dụng phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, giúp giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận trên 42%.

Nông dân tận dụng chất thải gia súc để nuôi trùn quế, ủ phân hữu cơ, giúp giảm chi phí ở chuỗi chăn nuôi tiếp theo. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân tận dụng chất thải gia súc để nuôi trùn quế, ủ phân hữu cơ, giúp giảm chi phí ở chuỗi chăn nuôi tiếp theo. Ảnh: Trung Chánh.

Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang được cấp kinh phí thực hiện mô hình “Chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn” giúp nông dân phát triển sinh kế bền vững về kinh tế và môi trường. Địa bàn triển khai gồm 7 đơn vị là huyện Vị Thủy, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Châu Thành A, thị xã Long Mỹ và TP Vị Thanh.

Kỹ sư Nguyễn Hoàng Chiến, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang phụ trách mô hình cho biết: “Chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn” gồm nhiều đối tượng cây trồng, vật nuôi như bò, dê, heo, cá, lươn, ếch, gà, vịt, trùn quế, cỏ voi, cây ăn trái, rau màu, cây kiểng… Tùy vào điều kiện, hộ dân tham gia có thể chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp nhưng phải đảm bảo quy trình tuần hoàn, tận dụng tối đa phế, phụ phẩm để làm nguyên liệu đầu vào cho đối tượng tiếp theo.

Nông dân Hậu Giang tận dụng phân hữu cơ ủ từ chất thải gia súc để trồng cỏ, thu hoạch cỏ làm thức ăn xanh phục vụ lại cho chăn nuôi, tạo chuỗi tuần hoàn khép kín. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân Hậu Giang tận dụng phân hữu cơ ủ từ chất thải gia súc để trồng cỏ, thu hoạch cỏ làm thức ăn xanh phục vụ lại cho chăn nuôi, tạo chuỗi tuần hoàn khép kín. Ảnh: Trung Chánh.

Theo đó, nông dân tận dụng phân heo, bò, dê để nuôi trùn quế, ủ biogas, ủ phân hữu cơ; thu hoạch trùn quế làm thức ăn cho thủy sản, chăn nuôi gia cầm, phân hữu cơ bón cho cây trồng; tận dụng trái cây không đạt chuẩn (mít bị đen xơ) cho dê, cá ăn… Nhờ đó, giúp nông dân tiết kiệm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản xuất.

Theo đánh giá, mô hình “Chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn” có tính bền vững, với sự kết hợp giữa đầu vào và đầu ra, tận dụng chất thải làm nguyên liệu đầu vào nhằm làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận.

Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận trên đối tượng chính là bò đạt 16%, dê gần 29% và heo trên 42%. Tuy nhiên, do bò là gia súc lớn, thời gian sinh sản tương đối dài, lợi nhuận sẽ đạt hiệu suất cao từ lứa thứ 3 trở đi.

Không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế, mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn còn giảm ô nhiễm, bảo vệ môi trường tốt hơn, sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất