| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất mật ong bền vững

Thứ Năm 08/05/2014 , 10:11 (GMT+7)

Tổ viên bán mật trực tiếp cho DN, không phải qua khâu trung gian nên giá bán cao hơn. Đầu ra ổn định nên yên tâm phát triển đàn.

Được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Gia Lai, Liên minh ong mật bền vững Ia Grai được thành lập ngày 16/3/2013 là sự kết hợp giữa Tổ hợp tác nuôi ong Ia Krái và Cty TNHH Nuôi & xuất nhập khẩu ong mật Gia Lai.

Dự án đã xây dựng được một liên minh SX mật ong bền vững bao gồm: Tổ hợp tác nuôi ong Ia Krái (100 hộ) có năng lực cung ứng 800 - 1.000 tấn mật ong/năm; Cty TNHH Nuôi & XNK ong mật Gia Lai được đầu tư nhà máy tinh lọc và hạ thủy phần với công suất 2.000 tấn mật ong/năm, xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ, EU, Nhật… Liên minh sẽ đẩy mạnh hợp tác giữa nông dân và DN thu mua xuất khẩu mật ong.

Với số lượng đàn ong ban đầu đăng ký 20.870 đàn của 100 hộ nuôi ong SX mật riêng rẽ, trình độ kỹ thuật nuôi còn hạn chế, nông dân được dự án đầu tư giống ong Ý, thùng ong cải tiến, đường RS dưỡng ong, thùng Inox quay mật…

Về phía DN, dự án hỗ trợ tập huấn quản lý trang trại cho nông dân, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, tham quan khảo sát và học tập, phát triển thị trường, thành lập website, biên soạn sổ tay kỹ thuật…

Ông Lê Văn Dân, GĐ Cty TNHH Nuôi & XNK ong mật Gia Lai phấn khởi cho hay, dự án giúp DN có đầu vào ổn định, chất lượng đảm bảo, góp phần nâng cao uy tín. Mỗi liên kết SX, tiêu thụ đảm bảo hài hòa lợi ích và bền vững lâu dài. Dự án còn giúp DN xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, phát triển thị trưởng xuất khẩu.

Kết quả là tổ viên trong tổ hợp tác đã phát huy kinh nghiệm khi di đàn ong đi khai thác các vùng nhiều mật, tránh được vùng hoa có phun thuốc BVTV nên giảm được dư lượng hóa chất, tăng uy tín và chất lượng hàng hóa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu của DN, không có lô hàng hàng nào bị trả về.

Năng suất mật tăng lên 40 kg/đàn (trước đây chỉ đạt 37 kg/đàn). Chu kỳ quay cũng tăng lên 16 lần/năm (trước đây chỉ 12 lần/năm). Giá bán cao hơn 1.000 đồng/kg mật so với thị trường tự do. Lãi gộp cho nông dân tăng hơn 96% so với trước đây

Đối với DN, thị trường xuất khẩu mật ong được mở rộng tại các quốc gia khó tính nhất như Mỹ, EU... sản lượng xuất khẩu tăng hơn trước 395 tấn, lãi gộp tăng hơn 39%. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí SX của toàn liên minh đạt 43%.

Ông Nguyễn Tiến Định, tổ viên tổ hợp tác cho biết: "Tham gia vào liên minh, gia đình được tham gia các lớp tập huấn và được hưởng 40% tiền đầu tư. Kết quả 150 thùng ong của gia đình thu lãi 150 triệu đồng.

Đặc biệt sau dự án kết thúc, liên minh SX mật ong vẫn trên đà phát triển, tiếp tục cải thiện mối quan hệ giữa DN với nông dân".

Còn ông Phan Đức Anh, tổ trưởng tổ hợp tác cho hay, tổ viên bán mật trực tiếp cho DN, không phải qua khâu trung gian nên giá bán cao hơn. Đầu ra ổn định nên yên tâm phát triển đàn.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.