| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất lúa - tôm thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Năm 24/09/2020 , 06:30 (GMT+7)

Kiên Giang đã mạnh dạn chuyển đổi đất lúa ven biển kém hiệu quả sang mô hình luân canh vụ tôm - vụ lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xoay trục lúa sang tôm

Kiên Giang là tỉnh trọng điểm về nông nghiệp của vùng ĐBSCL, nông dân chiếm trên 70% dân số, lao động trong sản xuất nông nghiệp trên 50% trên toàn tỉnh. Từ nhiều năm qua, Kiên Giang luôn là tỉnh dẫn đầu về sản lượng lúa, với sản lượng cao nhất đạt trên 4,6 triệu tấn/năm.

Nghị quyết 120 về phát triển ĐBSCL bền vững, xác định thủy sản nuôi trồng là sản phẩm chủ lực. Ảnh: Đ.T.Chánh.

Nghị quyết 120 về phát triển ĐBSCL bền vững, xác định thủy sản nuôi trồng là sản phẩm chủ lực. Ảnh: Đ.T.Chánh.

Tuy nhiên, những năm gần đây, Kiên Giang đã chuyển đổi đổi hàng chục ngàn ha đất lúa ven biển sang luân canh tôm - lúa, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này không chỉ thích ứng với biến đổi khi hậu, nước biển dâng mà còn khai thác được lợi thế của một tỉnh ven biển, với bờ biển dài hơn 200 km. Điển hình cho việc chuyển đổi này là các huyện vùng U Minh Thượng, biến vùng nông thôn khó khăn trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết: “Năm nay tỉnh có kế hoạch nuôi tôm nước lợ với sản lượng là 81 ngàn tấn. Đến đầu tháng 9, đã thu hoạch được hơn 70 ngàn tấn. Với việc mở rộng diện tích thả nuôi, cùng với việc áp dụng các mô hình nuôi tiên tiến, khả năng năm nay sản lượng tôm nuôi của Kiên Giang sẽ đạt khoảng 86-87 ngàn tấn. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng, nếu so với thời điểm năm 2015, con số này mới đạt 56 ngàn tấn”.

Lan tỏa vùng Tứ giác Long Xuyên

Hòn Đất là huyện nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, có diện tích đất sản xuất lúa lớn nhất tỉnh Kiên Giang, với khoảng 80 ngàn ha/vụ. Đây cũng là địa phương có sản lượng dẫn đầu toàn tỉnh, đóng góp vào sản lượng chung hơn 1 triệu tấn lúa hàng hóa/năm. Cách đây hơn 20 năm, khi đẩy mạnh việc khai phá vùng Tứ giác Long Xuyên, mục tiêu lớn nhất thời điểm đó là ngọt hóa toàn vùng để phát triển canh tác lúa. Chính vì vậy, mà hệ thống cống đều được xây dựng ra tới sát biển, với cửa van một chiều nhằm thoát lũ và ngăn mặn. Nhờ vậy mà diện tích sản xuất lúa được mở rộng tối đa.

Vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đã chuyển đổi gần 100 ngàn ha đất lúa sang tôm – lúa, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế. Ảnh: Đ.T. Chánh.

Vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đã chuyển đổi gần 100 ngàn ha đất lúa sang tôm – lúa, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế. Ảnh: Đ.T. Chánh.

Tuy nhiên, hiện nay Kiên Giang đã quy hoạch, chuyển đổi một phần diện tích từ quốc lộ 80, dọc theo kênh Rạch Giá – Hà Tiên ra biển, chuyển sang mô hình luân canh tôm – lúa. Chỉ riêng huyện Hòn Đất, diện tích ven biển có thể chuyển đổi gần 20 ngàn ha. Việc chuyển đổi này sẽ thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, nông dân không phải gồng mình chống chọi với nước mặn xâm nhập, để sản xuất lúa trong mùa nắng hạn.

Ông Lê Văn Giàu, Trưởng phòng NN-PTNT Hòn Đất cho biết, hiện nay nông dân trong huyện đang tích cực chuyển đổi đất chuyên lúa sang mô hình luân canh tôm – lúa. Hiện đã thả nuôi tôm được 2.200/3.100 ha theo kế hoạch. Từ nay đến cuối năm sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch này.

Theo ông Giàu, quy hoạch đến năm 2030, huyện Hòn Đất sẽ mở rộng diện tích tôm – lúa lên 16 ngàn ha, tập trung ở các xã ven biển, từ tuyến quốc lộ 80 trở ra biển. Tuy nhiên, để việc chuyển đổi này được thuận lợi thì cần đầu tư, quy hoạch lại hệ thống thủy lợi. Đặc biệt là phải chuyển đổi công năng hệ thống cống ven biển, từ chức năng chính là ngăn mặn, giữ ngọt, sang điều tiết mặn ngọt, phục vụ phát triển kinh tế đa dạng.

Đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện

Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tập trung nghiên cứu các biện pháp phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao năng lực thích ứng, chống chịu với biến đổi khí hậu, nhất là ở những vùng có nguy cơ bị tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả, chất lượng cao, nhất là đối với mô hình tôm-lúa. Khuyến khích tập trung ruộng đất hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Nông dân Bắc Trung Bộ sở hữu bộ giống cây trồng chất lượng

Bộ giống chất lượng kết hợp với nền tảng khoa học công nghệ đã tạo nên khác biệt lớn trên những cánh đồng màu mỡ của vùng Bắc Trung Bộ.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.