Tiền thu gấp 2
Chúng tôi vượt hơn 100km từ TP.HCM về xã Tân Hiệp (Bình Long, Bình Phước), nơi đây ít ai ngờ đang có một DN “sỡ hữu” diện tích rừng nguyên liệu giấy khá hoành tráng với 6.000ha nằm trên địa phận LT Minh Đức (nay là BQL Rừng phòng hộ). Nguyên trước đây Cty In ấn Liksin thuê đất của LT trồng 2.400ha cây bạch đàn vào năm 1991, sau đó Liksin chuyển nhượng lại cho Cty TNHH Lâm Hải (TPHCM) với giá 1 triệu USD. Từ đó, Cty này đã mở rộng thêm diện tích và trồng keo lai nói trên.
GĐ Cty Dương Văn Hải tiết lộ, chu kỳ trồng keo lai sau 5 năm khai thác cho năng suất từ 100-120m3 gỗ, nếu bán cho NM giấy giá như hiện nay là 1 ster (tương đương với 1,5m3) khoảng 690 ngàn, trong đó tiền công khai thác lột vỏ, vận chuyển về NM đã mất 320-340 ngàn đồng, tức 1m3 gỗ thu nhập còn lại có khoảng 230-250 ngàn, tức là 23-25 triệu/ha. Thế nhưng trong 5 năm đó, người trồng đã phải bỏ vốn đầu tư ít nhất là 15 triệu đồng/ha cho việc khai hoang, giống, chăm sóc, phân bón, quản lý...
Lợi hơn thì làm
Ông Trần Văn Đá, TGĐ Cty CP Chế biến gỗ Thuận An ( Bình Dương) chuyên chế biến SX các loại đồ gỗ thành phẩm trang trí nội thất mà nguyên liệu chính từ cây keo lai cho biết: “Đầu năm 2007, giá 1m3 gỗ tròn keo lai có đường kính 18cm trở lên giá 1.350.000đ, sang đầu năm 2008 tăng lên 1.550.000đ, còn nay mới có 6 tháng mà giá lên tiếp 1.850.000đ, tăng 200-250.000đ/m3 nhưng cũng rất khó mua do có nhiều DN chế biến gỗ cạnh tranh về giá, còn các NM giấy rất khó nhảy vào tranh mua vì họ thường bỏ giá thấp hơn!”.
Cũng theo ông Đá, mỗi năm Cty ông tiêu thụ hàng chục ngàn m3 gỗ keo lai được mua từ các lâm trường, DN kể cả nông dân và các hộ trồng rừng kinh tế khắp nơi ở Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước...để đưa vào chế biến đồ gỗ nội thất trong nhà và ngoài trời XK, thay vì nguồn gỗ này đáng lẽ ra vào các NM bột giấy để SX giấy in. Tuy vậy, nguyên liệu vẫn khan hiếm nên có lúc Cty còn phải NK thêm cả gỗ bạch đàn và gỗ keo lai bên Malaysia về VN chế biến với giá bình quân 2 triệu/m3 trở lên.
“Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ ngành giấy phát triển diện tích vùng nguyên liệu, tránh tình trạng xuất băm dăm thô, nếu tình trạng này vẫn còn thả nổi thì sắp tới coi chừng sẽ không còn cây nguyên liệu giấy, mà trong thực tế thì bán nguyên liệu giấy như hiện nay sẽ không tồn tại được nghề rừng!”- ông Dương Văn Hải- GĐ Cty TNHH Lâm Hải |
Ngay cả như Cty TNHH Lâm Hải, dù tiêu chí hoạt động ban đầu của DN là trồng rừng kinh tế bằng cây nguyên liệu giấy với bạch đàn và keo lai, mỗi năm diện tích đưa vào khai thác lên tới 600-700ha tương đương 10-15 ngàn m3 gỗ nhưng cũng để lại hết 80% dùng cho công nghiệp chế biến gỗ, phần còn lại các “phụ phẩm” như cành nhánh, cây nhỏ vệu vạo xấu xí mới đem bán cho NM giấy. “Trước đây, mục đích chúng tôi trồng là phục vụ cho nguyên liệu chế biến bột giấy nhưng do giá mua thấp, nên cách đây 1 năm mới thành lập một NM chế biến gỗ với công suất 5.000m3 gỗ tinh để giải quyết số lượng gỗ keo lai khai thác hàng năm”- ông Hải tâm sự.
Một nghịch lý nữa, trong khi các NM giấy “than trời” vì thiếu nguyên liệu nhưng giá mua vào lại không tăng, dao động khoảng 690 ngàn/ster hay 1 tấn cây nguyên liệu là 700 ngàn đồng (tương đương 40 USD), nhưng sau khi mua về có đơn vị lại đem băm dăm rồi mang XK thô bán với giá 120-140USD (trên 2 triệu đồng), rõ ràng họ làm như vậy có lợi hơn rất nhiều so với việc đem SX bột giấy nội địa. Và các đơn vị đang “băm dăm” gỗ keo lai để xuất thô ào ạt cũng không khó lắm để nhận ra như TCty Thương mại Hà Nội, Cty Vitaico...
----------------
Lâm Đồng: Xây dựng NM SX bột giấy trị giá 600 tỷ đồng
UBND tỉnh Lâm Đồng đồng ý cho Cty CP Giấy Tân Mai (Đồng Nai) đầu tư xây dựng một NM SX bột giấy tại huyện Đạ Huoai với tổng nguồn vốn như trên. Theo thiết kế, NM này có công suất chế biến 200.000 tấn bột giấy mỗi năm theo công nghệ hiện đại nhập từ Canada. Dự kiến NM được đưa vào hoạt động vào đầu năm 2010.K.D
---------------
Áp lực cây cao su
TIN LIÊN QUAN
Ông Nguyễn Chiến, chủ DNTN Nguyễn Hy (Phú Giáo, Bình Dương) thuê 200ha đất của LT Phước Bình trồng cây keo lai từ năm 2003-2004 cung cấp cho NM giấy đến nay đã thu hoạch toàn bộ, nhưng thay vì tái canh trở lại (trồng cây keo) thì ông Chiến đem trồng hết cho cây cao su. Ông nói “Trồng cây nguyên liệu giấy chu kỳ 5 năm bán cho NM thu nhập tổng cộng 25 triệu đồng/ha, trong đó chi phí đầu tư cũng đã xấp xỉ 20 triệu đồng.
Thế nhưng, nếu đem trồng cao su sau 6 năm đưa vào khai thác thì cứ mỗi năm sau đó đã có thu nhập 35 triệu/ha”. Điều này cũng có nghĩa 1 năm thu nhập của cây cao su bằng cả một chu kỳ 5 năm trồng cây keo lai! Tương tự, nông dân Nguyễn Văn Tuấn (ấp 7, Tân hiệp, Bình Long, Bình Phước) trồng 12 ha cây keo lai là khách hàng “ruột” của NM Giấy Đồng Nai nhưng nay cũng dứt khoát chặt keo trồng cao su. Giá mủ cao su hấp dẫn thế, hèn chi!
Vì vậy, thay vì bán cho NM giấy đúng chu kỳ 5 năm thì họ giữ lại thêm 2 năm nữa để bán cho các NM chế biến gỗ với giá trị thương phẩm cao hơn từ 1-2 lần. Do đó, cây keo lai trước đây được xác định là cây trồng rừng kinh tế nhằm cung cấp nguyên liệu cho các NM SX bột giấy, nay đã và đang trở thành “mặt hàng đầu vào” quan trọng cho ngành chế biến gỗ.