| Hotline: 0983.970.780

Rắn hổ đất dễ nuôi, ít nhiễm bệnh, song khá nguy hiểm

Thứ Sáu 18/11/2016 , 09:30 (GMT+7)

Gây nuôi động vật hoang dã như trăn đất, ba ba, cua đinh, cầy vòi hương, rắn ri voi... đã được nông dân tỉnh Hậu Giang thử nghiệm và gặt hái thành công, nhất là nuôi rắn hổ đất.

09-06-59_ong-vo-vn-my-dng-kiem-tr-chuong-nuoi-rn-ho-dt-cu-gi-dinh-1
Ông Võ Văn Mỹ đang kiểm tra chuồng nuôi rắn hổ đất
 

Rắn hổ đất ngoài tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt do bị săn bắt quá mức. Vì vậy, nếu gây nuôi thành công sẽ mang lại nguồn thu lớn, do rắn thương phẩm có giá cao, từ 600.000 - 800.000 đồng/kg.

Ông Võ Văn Mỹ ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy là người chuyên câu rắn ngoài tự nhiên. Thấy lượng rắn ngày càng cạn kiệt, ông nảy sinh ý định làm chuồng để nuôi. Ông Mỹ chia sẻ: “Rắn hổ đất rất nguy hiểm, nhưng có giá trị kinh tế cao. Vì vậy năm 2015 tôi đăng ký với kiểm lâm địa phương nuôi 22 con rắn hổ đất thương phẩm. Tôi cũng đã xuất bán được 70 ký rắn hổ đất, với giá 600.000 đồng/kg, thu lợi nhuận 35 triệu đồng, sau khi trừ đi chi phí”.

Do chưa thể sinh sản nhân tạo, để có con giống, ông Mỹ phải đi xuống tận các vùng hẻo lánh như Đầm Dơi, Sông Đốc (Cà Mau) thả câu bắt rắn hổ đất ngoài tự nhiên về gây nuôi.

Bà Nguyễn Thị Hày, một nông dân ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ đang gây nuôi rắn hổ đất tâm sự: “Nuôi gắn hổ đất sơ ý là có thể gây tổn hại đến tính mạng. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, ngoài việc xây dựng chuồng trại chắc chắn thì cho ăn cẩn thận là được. Hiện tôi nuôi trên 20 con, có con nặng hơn 2 ký. Với giá thị trường 600.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí con giống, thức ăn... nuôi thu lãi không dưới 50% giá thành”.

Theo các hộ dân, rắn hổ đất là đối tượng dễ nuôi, ít nhiễm bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, nhất là mồi cho rắn ăn khá đơn giản, chủ yếu là chuột, cóc, ếch… Nếu chăm sóc tốt, một năm rắn có thể tăng trọng khoảng 1kg. Ngoài ra, nếu điều kiện tốt rắn có thể sinh sản, trung bình 1 con rắn cái có thể đẻ ít nhất 15 trứng, nở đều nên tỷ lệ nhân đàn rất nhanh”.

Tuy nhiên, do loài này khá nguy hiểm nên ngành chức không không khuyến khích gây nuôi. Ông Huỳnh Thế Anh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Mỹ - Vị Thanh cho hay, vào tháng 9, tháng 10 hàng năm là đến mùa sinh sản, rắn cái sẽ tiết ra hóc môn lôi cuốn con rắn đực. Từ đó, những con rắn đực có ngoài môi trường tự nhiên sẽ tìm đến, gây nguy hiểm cho người nuôi lẫn các hộ dân địa phương sống lân cận. Vì vậy, những hộ gây nuôi cần phải đăng ký với đơn vị quản lý địa phương để được hướng dẫn cách xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.