| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh trồng 5 triệu cây xanh trong năm 2024

Thứ Năm 15/02/2024 , 18:21 (GMT+7)

Theo ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, năm 2024, tỉnh đặt mục tiêu trồng 5 triệu cây xanh nhằm bảo vệ môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký (bên phải) và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy tham gia Tết trồng cây tại huyện Đầm Hà. Ảnh: Nguyễn Thành.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký (bên phải) và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy tham gia Tết trồng cây tại huyện Đầm Hà. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hưởng ứng “Đề án trồng một tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động và trồng 5.000ha lim, dổi, lát trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, sáng 15/2, tại huyện Đầm Hà, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ phát động cấp tỉnh Tết trồng cây - Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn 2024.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy nhấn mạnh, Tết trồng cây đã trở thành một truyền thống tốt đẹp được gìn giữ và phát triển; phong trào trồng cây, gây rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Ninh luôn được quan tâm, hưởng ứng bằng nhiều hành động cụ thể.

Qua đó, đưa Quảng Ninh trở thành địa phương nằm trong nhóm có diện tích rừng lớn và đạt tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước. Từ năm 2020 đến 2023, diện tích trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh đạt trên 52.000ha. Trong đó, diện tích lim, dổi, lát đã trồng trong 3 năm là trên 3.500ha, tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 55% và nâng cao chất lượng rừng.

Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Giáp Thìn năm 2024 với chủ đề “Hưởng ứng chương trình trồng một tỷ cây xanh do Thủ tướng phát động và trồng 5.000ha lim, dổi, lát trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, đồng thời lựa chọn địa điểm phù hợp để trồng cây hoàn nguyên, phục hồi môi trường, phát triển thành rừng cây gỗ lớn đảm bảo mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng bền vững.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh tham gia Tết trồng cây. Ảnh: Nguyễn Thành. 

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh tham gia Tết trồng cây. Ảnh: Nguyễn Thành. 

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong quý I năm 2024, toàn tỉnh sẽ trồng tối thiểu 1 triệu cây (rừng trồng tập trung và trồng cây phân tán tại khu vực đô thị và nông thôn). Trong đó, tập trung trồng rừng cây gỗ lớn, cây bản địa có giá trị kinh tế cao, trọng tâm trồng rừng bằng cây lim, lát, dổi; trồng cây hoàn nguyên, phục hồi môi trường, phát triển thành rừng cây gỗ lớn đảm bảo mục tiêu bảo vệ, phát triển bền vững. Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu trồng 5 triệu cây xanh, trong đó, phần lớn là cây gỗ lớn như lim, dổi, lát.

Việc định hướng phát triển lâm nghiệp bằng rừng cây gỗ lớn, cây bản địa có giá trị kinh tế, môi trường cao ở nơi có điều kiện để làm giàu rừng, nâng cao chất lượng của rừng và chủ trương trồng cây hoàn nguyên môi trường bằng các loài cây bản địa để phát triển thành rừng cây gỗ lớn, phục hồi môi trường, giảm tình trạng trôi, lở, xói mòn đất, đảm bảo mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng bền vững.

Đặc biệt, Quảng Ninh đã giữ vững vị trí là địa phương nằm trong nhóm có diện tích rừng lớn và đạt tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, chất lượng rừng được cải thiện, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa, diện tích rừng ngập mặn đứng đầu khu vực phía Bắc.

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thực hiện đạt và vượt kế hoạch đã đề ra là trồng rừng tập trung dự kiến 13.250ha (trồng 1.000ha lim, dổi, lát) và trồng 950.000 cây phân tán tại khu vực đô thị, nông thôn; giữ vững tỷ lệ che phủ rừng đạt 55% gắn với nâng cao chất lượng rừng.

Quảng Ninh đặt mục tiêu trồng 5 triệu cây xanh trong năm 2024. Ảnh: Nguyễn Thành.

Quảng Ninh đặt mục tiêu trồng 5 triệu cây xanh trong năm 2024. Ảnh: Nguyễn Thành.

Với chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trường từ “nâu” sang “xanh”, Quảng Ninh xác định bảo vệ môi trường, đầu tư cho rừng chính là đầu tư cho môi trường bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc đẩy mạnh trồng rừng, đặc biệt là trồng cây gỗ lớn, cây bản địa lim, dổi, lát không chỉ tạo sinh kế bền vững cho người dân, cải thiện cuộc sống, thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản phát triển, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo nguồn sinh thuỷ trên địa bàn tỉnh. 

Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang có trên 434.000ha rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp, chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Trong đó có 175.000ha rừng trồng và rừng sản xuất. Hàng năm, ngoài nâng cao chất lượng rừng và trồng rừng, Quảng Ninh còn trồng cây hoàn nguyên trên các bãi thải mỏ theo định hướng, mục tiêu về quy hoạch, phát triển, trồng rừng cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh. 

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.