| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam phân bổ kinh phí cho các địa phương trồng rừng gỗ lớn

Thứ Ba 17/10/2023 , 09:08 (GMT+7)

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định về việc phân bổ hơn 1,7 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện kế hoạch hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn năm 2020.

Trước đó, trong năm 2020, dự án trồng rừng gỗ lớn tại các địa phương trong tỉnh này có tổng mức hỗ trợ đầu tư gần 9,5 tỷ đồng. Cụ thể: dự án trồng rừng gỗ lớn tại các huyện Tây Giang (hơn 2 tỷ đồng), Tiên Phước (hơn 1,2 tỷ đồng), Hiệp Đức (gần 4 tỷ đồng), Bắc Trà My (hơn 1,4 tỷ đồng), Thăng Bình (750 triệu đồng).

Tỉnh Quảng Nam đang hướng đến việc phát triển rừng gỗ lớn để đáp ứng được chất lượng, phục vụ thị trường xuất khẩu. Ảnh: L.K.

Tỉnh Quảng Nam đang hướng đến việc phát triển rừng gỗ lớn để đáp ứng được chất lượng, phục vụ thị trường xuất khẩu. Ảnh: L.K.

Lũy kế vốn cấp và giải ngân đến ngày 31/1/2023 đạt hơn 5,2 tỷ đồng. Nguồn vốn bổ sung lần này để thanh toán kinh phí thực hiện các dự án trồng rừng gỗ lớn năm 2020 theo hình thức hỗ trợ sau đầu tư.

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện được phân bổ kinh phí lần này quản lý, sử dụng kế hoạch vốn được giao đúng mục đích, hiệu quả; giải ngân kế hoạch vốn theo đúng thời hạn và thực hiện thanh quyết toán theo quy định; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở NN-PTNT chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ.

Tỉnh Quảng Nam có tổng diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng hơn 769.000ha, diện tích trồng rừng hằng năm bình quân trên 19.000ha. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng rừng trồng trên địa bàn tỉnh này còn thấp, năng suất chưa cao. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng bình quân hằng năm đạt khoảng 1,4 triệu khối, năng suất rừng đạt 70 - 75m3/ha/chu kỳ 5 năm.

Người trồng rừng ở Quảng Nam chỉ chú trọng trồng rừng sản xuất dăm gỗ (chu kỳ khai thác khoảng 4 - 5 năm), chưa áp dụng các nguyên tắc của quản lý rừng bền vững nên chất lượng rừng trồng chưa đạt hiệu quả, khó khăn trong xuất khẩu sản phẩm gỗ ra thị trường quốc tế. So với tiềm năng, nhu cầu phát triển trồng rừng gỗ lớn của địa phương này thì kết quả đạt được khá khiêm tốn. Đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có khoảng gần 2.500/10.000ha theo kế hoạch, chủ yếu là người dân tham gia trồng theo kế hoạch hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn của tỉnh.

Xem thêm
Bí quyết nuôi chồn sinh sản không bị cận huyết

CÀ MAU Ông Lê Hoàng Trung ở Cà Mau nuôi chồn sinh sản, bán giống 8 triệu đồng/cặp, chồn thịt 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ

QUẢNG NINH Quảng Ninh đang từng bước xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với khu vực chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triên bền vững.

Nhận định nguyên nhân lúa đông xuân tại Quảng Trị giảm năng suất

Năng suất lúa xuân ở Quảng Trị giảm là do một số địa phương chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo sản xuất, bố trí cơ cấu giống và thời vụ chưa hợp lý.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thu 'lợi kép' nhờ nuôi cá lồng kết hợp với du lịch trải nghiệm

Kết hợp nuôi cá lồng với du lịch trải nghiệm giúp các cơ sở tại hồ Hòa Bình thuận lợi tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có thêm nguồn thu từ dịch vụ đi kèm.