| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình tạm yên với nạn giã cào

Thứ Sáu 24/05/2024 , 08:29 (GMT+7)

Quảng Bình đưa ra nhiều giải pháp cứng để đẩy mạnh công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản biển nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản.

Lực lượng Kiểm ngư Quảng Bình tăng cường tuần tra, kiểm soát trên vùng biển để ngăn chặn các hành vi vi phạm khai thác ven bờ. Ảnh: T. Phùng.

Lực lượng Kiểm ngư Quảng Bình tăng cường tuần tra, kiểm soát trên vùng biển để ngăn chặn các hành vi vi phạm khai thác ven bờ. Ảnh: T. Phùng.

Gần chục năm trước đây, trên vùng biển gần bờ ở Quảng Bình, tình trạng tàu giã cào vi phạm vùng khai thác khá nghiêm trọng. Có thời điểm, cả chục tàu giã cào hoạt động trên vùng biển bãi ngang Quảng Bình dài gần 120km. Thêm vào đó, tình trạng khai thác dùng chất nổ, dùng kích điện hoặc lưới mắt dày… khai thác ngày đêm khiến nguồn lợi thủy sản ven biển cạn kiệt.

Ông Ngô Văn Thuyết, ngư dân xã biển bãi ngang Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy), nhớ lại: "Có mấy năm liền, sau tết, vào vụ khai thác biển là cả làng buồn. Vì thuyền bè đi cả đêm, ngày nhưng cũng chỉ đánh bắt được dăm ký cá vụn, bán ra không đủ chi trả tiền dầu đèn. Đi vài ngày đều lỗ tổn thì ngư dân nản, kéo thuyền lên bờ mà ngồi nhìn biển đến chết lặng".

Trước thực trạng đó, Quảng Bình tăng cường lực lượng tuần tra biển, xử lý hành chính các chủ tàu giã cào vi phạm. Lực lượng liên ngành ngày đêm bám biển kiểm soát tình trạng khai thác hủy diệt. Những thuyền ngư dân khi ra biển có mang theo chất nổ, bộ kích điện đều bị phát hiện thu giữ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Lê Ngọc Linh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Bình nhìn nhận: "Sau hơn 2 năm triển khai rốt ráo việc tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thì biển ven bờ của Quảng Bình mới tạm yên được. Nạn tàu giã cào không còn, tình trạng sử dụng các loại khai thác có tính tận diệt cũng được đẩy lùi".

Cùng với hoạt động kiểm soát trên biển, Quảng Bình chủ động kêu gọi các nhà tài trợ và trích ngân sách thực hiện thả các loại giống tôm, cá ở vùng cửa biển Nhật Lệ để góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT xây dựng và triển khai thực hiện mô hình "Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản" tại khu vực vùng biển ven bờ thuộc xã Ngư Thủy và Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy. Mô hình đang trong quá trình thực hiện, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của 2 tổ chức đồng quản lý góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU, bảo vệ môi trường hệ sinh thái biển và tạo sinh kế bền vững cho ngư dân.

Hiện mô hình có 600 thành viên tham gia, quản lý diện tích gần 150km2. Theo quy định, tổ đồng quản lý được quản lý vùng biển cách bờ 6 hải lý và chiều dài dọc bờ biển trong địa phận của xã. Việc khai thác, sử dụng phương tiện, ngư lưới cụ khai thác trên vùng biển được tổ đồng quản lý đưa ra phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Thả tôm giống ở cửa biển Nhật Lệ góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản ven biển Quảng Bình. Ảnh: T. Phùng.

Thả tôm giống ở cửa biển Nhật Lệ góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản ven biển Quảng Bình. Ảnh: T. Phùng.

Ông Nguyễn Hữu Dĩnh, Phó Chủ tịch UBND, Tổ trưởng Tổ Đồng quản lý biển xã Ngư Thủy cho biết, tham gia tổ đồng quản lý, ngư dân đều nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phương. “Hiện nay, khi đi biển, ngư dân không chỉ khai thác mà luôn đưa việc bảo vệ nguồn lợi từ biển lên hàng đầu”, ông Dĩnh cho hay.

Ngoài ra, để tạo môi trường cho các loài thủy sản, Quảng Bình thực hiện dự án “Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản". Thông qua dự án, Sở NN-PTNT Quảng Bình đã cho thả trên 4.000 rạn nhân tạo ở vị trí cách bờ biển khoảng 3 hải lý trên vùng biển bãi ngang của 2 xã Ngư Thủy và Ngư Thủy Bắc. Mỗi rạn nhân tạo được đúc bằng xi măng có kích thước 3x3m và rỗng ở bên trong. Những rạn nhân tạo này sẽ là nơi trú ngụ, sinh sản của các loại tôm, cá, phục hồi các loài cá có giá trị ở vùng lộng.

Vào đầu mùa khai thác biển năm nay, ngư dân các vùng biển bãi ngang ở Quảng Bình liên tục trúng mùa biển. Theo đó, thuyền ngư dân ra khai thác vùng ven bờ đều có sản lượng cao, các loài cá trích, cá đù, cá cơm lớn, ruốc… là những loài sinh sống ven bờ. Nhiều thuyền đi biển qua một đêm thu về 150 triệu đồng, hoặc mỗi lao động cũng có thu nhập cả triệu đồng cho mỗi chuyến ra biển.

Ông Lê Ngọc Linh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Bình nhìn nhận: “Việc ngư dân vùng biển bãi ngang trúng mùa trong hai năm gần đây là điều hiếm gặp so với trước đây. Qua đó thấy được việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ đã có hiệu quả rõ rệt. Càng ngày, lượng tôm, cá ven bờ càng dồi dào và sản lượng đánh bắt tăng cao, từ đó tăng đáng kể thu nhập cho bà con ngư dân”.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Doanh nghiệp cạn vốn

ĐIỆN BIÊN Doanh nghiệp cạn vốn, người dân thiếu quyết tâm, kiên trì nên dù tiềm năng lớn nhưng con đường phát triển cây mắc ca ở huyện Điện Biên còn lắm chông gai.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Mong manh đai rừng ven biển ĐBSCL

Đến cuối năm 2024, diện tích rừng phòng hộ và tỷ lệ che phủ rừng của các địa phương ven biển ĐBSCL đều ở mức thấp so với yêu cầu bảo vệ bờ biển dài.