| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm dịp Tết

Thứ Ba 28/01/2025 , 16:35 (GMT+7)

UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công văn số yêu cầu tăng cường kiểm tra, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Theo Sở NN-PTNT Quảng Nam, trong năm 2024, các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xảy ra lẻ tẻ, quy mô nhỏ, trên đối tượng vật nuôi chưa được tiêm vacxin phòng bệnh bắt buộc theo quy định; xảy ra ở tất cả các tháng trong năm và khắp các địa phương.

Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm có nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nếu người dân lơ là, mất cảnh giác. Ảnh: L.K.

Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm có nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nếu người dân lơ là, mất cảnh giác. Ảnh: L.K.

Hiện nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vacxin phòng bệnh bắt buộc đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm năm 2024 đạt thấp, chưa đảm bảo bảo hộ trong quần thể.

Đặc biệt, kết quả giám sát chủ động đã phát hiện mầm bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên thịt và sản phẩm thịt heo bán ở một số chợ. Việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ các tỉnh, thành phố khác về tiêu thụ trên địa bàn Quảng Nam trong dịp Tết sẽ tăng cao.

Trong khi đó, công tác phòng chống dịch bệnh, quản lý giết mổ tại một số địa phương còn lơ là, thiếu kiểm tra, giám sát của cấp thẩm quyền. Vì vậy, nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trên đàn gia súc, gia cầm trong thời gian đến, đặc biệt là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ là rất cao.

Do đó, nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trước, trong dịp Tết Ất Tỵ và các tháng đầu năm 2025, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương tập trung triển khai đồng bộ nhiều biện pháp.

Cụ thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi bệnh mới phát sinh. Các địa phương có dịch huy động các nguồn lực xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới. Báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh và các vấn đề phát sinh liên quan đến lĩnh vực phòng chống dịch bệnh động vật theo quy định.

Tỉnh Quảng Nam yêu cầu người dân và các địa phương tăng cường chú ý công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Ảnh: L.K.

Tỉnh Quảng Nam yêu cầu người dân và các địa phương tăng cường chú ý công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Ảnh: L.K.

Đồng thời rà soát, tổ chức tiêm phòng bổ sung vacxin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng; Chỉ đạo các ngành chuyên môn liên quan thuộc UBND cấp huyện khẩn trương tổ chức mua vacxin kịp thời tiêm phòng cho toàn bộ đàn gia súc theo kế hoạch phòng chống dịch bệnh của UBND tỉnh và kế hoạch tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm năm 2025 của Sở NN-PTNT.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn, nhất là các cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở giết mổ theo phương án sắp xếp của UBND cấp huyện; kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.

Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện thường xuyên các biện pháp vệ sinh, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi (sử dụng vôi bột, hóa chất để tiêu diệt mầm bệnh); đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học; xây dựng cơ sở/vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn liên quan phối hợp với UBND cấp xã theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi đảm bảo nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau Tết Ất Tỵ 2025.

Đối với các địa phương vùng biên giới, chỉ đạo lực lượng bộ đội biên phòng, công an và các lực lượng chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát, nhất là tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới... để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn.

Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra dịch bệnh do các tổ chức, cá nhân cung ứng, nhập con giống và vận chuyển động vật trên địa bàn quản lý không đúng quy định…

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.