| Hotline: 0983.970.780

Phát huy tiềm năng sinh học trong tái cơ cấu cây trồng

Thứ Năm 14/01/2016 , 06:41 (GMT+7)

Khẩu hiệu “Tái cơ cấu” rộn rã khắp nơi. Nó giúp cho mọi người rộng đường suy nghĩ, trăm hoa đua nở...

Để có được khẩu hiệu “Tái cơ cấu” như hôm nay đâu có dễ. Nó cũng đã vượt qua bao tranh cãi, có lúc tới gay gắt. Bản thân chúng tôi cũng đã từng bị phê phán khi có ý định chuyển đổi đối tượng cây trồng để mong đạt kết quả cao hơn.

Ta đã mất một thời gian khá dài để tìm lối thoát cho ngành nông nghiệp. Sự trì trệ ở một số người đã cản trở rất lớn tới sự bứt phá để vươn lên cho sản xuất của nông dân. Nếu có hướng đi đúng thì bà con ta đâu có lấn bấn nhiều như hiện nay.

01-03-00-dsc-46831132730416
Trang trại mắc ca của ông Nguyễn Văn Thạch, tổ 17, phường 2, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng)
 

Ta bị chậm so với các nước. Tuy nhiên, chậm còn hơn là không nhận ra. Ta đã thấy và đang quyết tâm sửa đổi. Khẩu hiệu “Tái cơ cấu” rộn rã khắp nơi. Nó giúp cho mọi người rộng đường suy nghĩ, trăm hoa đua nở.

Ta đang cố tìm ra những hướng đi đạt hiệu quả cao nhất. Tái cơ cấu chính là chuyển đổi: Chuyển đổi cách làm, chuyển đổi đối tượng, chuyển đổi cả tư duy cho phù hợp với giai đoạn mới.

Ở Tây Nguyên, việc tái cơ cấu đối với cây cà phê đâu chỉ là việc trẻ hóa hoặc thay thế giống mới cho các nương cà phê. Nó còn phải tính tới việc quy hoạch lại diện tích trồng, đối tượng cây trồng (kể cả cây cho bóng và cây thay thế) và kỹ thuật trồng.

Chúng ta tự hào là nước có sản lượng cà phê đứng thứ nhì trên thế giới nhưng ta lại không xây dựng được các thương hiệu mạnh. Có năm, trong số cà phê của toàn thế giới bị trả lại do sạn hoặc kém chất lượng thì ta chiếm tới 82%.

Hỏi bà con thì họ cho biết: Vì sợ mất trộm nên họ phải thu non. Do thu non nên khi phơi sẽ bị sạn… Vậy, làm sao để đảm bảo được chất lượng cho cà phê?! Đó cũng là nhiệm vụ của tái cơ cấu.

Nếu ta tìm được ra cách để chống được nạn trộm cắp trên nương thì đó cũng là nội dung để đưa vào trong chương trình tái cơ cấu cây cà phê. Vì vậy, khẩu hiệu “Tái cơ cấu” cho từng đối tượng cần hết sức cụ thể và thiết thực.

(Nếu tôi được tham gia góp ý cho việc tái canh cây cà phê thì tôi sẽ đề xuất việc trồng cây tô mộc quanh vườn. Tô mộc là cây có thân gỗ và phân cành rất mạnh. Gỗ của nó là một loại dược liệu quý. Nhưng điều đáng chú ý hơn là cây lại có chi chít gai. Gai cây tô mộc vừa cứng lại vừa sắc.

Cùng với việc triển khai trồng cây thì các Cty cũng đã lo ngay tới việc xây nhà máy để thu mua và chế biến hạt mắc ca cho bà con. Đến giai đoạn này, các Cty làm ăn chân chính sẽ là chỗ dựa vững chắc cho nông dân. Đây là điểm mới của thời đại .

Có lần bạn tôi đã đố lũ trẻ chăn trâu: “Đứa nào chui được qua đây, ông sẽ thưởng cho 10.000 đồng”. Cả lũ hết sức cố gắng mà không thể nào bò qua được hàng rào tô mộc ở đó ngay giữa ban ngày. Vậy, vào ban đêm thì kẻ trộm làm sao chui được qua hàng rào tô mộc quanh các nương cà phê!...).

Hiện nay, nhiệm vụ tái cơ cấu ở nhiều nơi còn luẩn quẩn quanh các đối tượng quen thuộc. Theo chúng tôi, ta cần phát huy hết tiềm năng của thiên nhiên, đặc biệt là tiềm năng sinh học. Có lẽ bây giờ ai tự hào rằng “ta là nước có rừng vàng, biển bạc” thì dễ bị bạn bè cười nhạo (vì biển thì đã vơi cá mà rừng thì bị phá dữ dội).

Tuy nhiên, so với rất nhiều nước, tiềm năng sinh học của chúng ta vẫn còn rất đáng tự hào. Ta có vô vàn loài sinh vật có giá trị cao mà chưa được khai thác đúng mức. Đấy chính là kho vàng mà trong quá trình chuyển đổi, chúng ta nên quan tâm tới.

Ngay trên vùng đất Tây Nguyên và Tây Bắc, chúng tôi đang dốc sức để động viên bà con đi vào canh tác cây mắc ca. Đó là một đối tượng hoàn toàn mới. Nó rất thích ứng với những vùng đất nay. Tiềm năng của nó rất lớn.

Tuy nhiên, nó càng dẫn tới những cuộc tranh luận dữ dội trong vài năm qua. Người khen, người chê nối nhau đăng bài trên các báo. Dân tình ngơ ngác, lãnh đạo hoang mang không biết nghe theo ai. Chỉ tới khi những người đi trước bắt đầu được thu quả thì dư luận mới dịu dần. Có mảnh vườn chỉ 4 - 5 sào mà thu được cả tỷ bạc từ mắc ca.

Bác Nguyễn Đức Ba ở Đơn Dương (Lâm Đồng) cười phe phé. Ông nói với tôi: “Bác cứ bảo ai phản đối trồng mắc ca thì tới vườn tôi mà thăm. Cây tốt và hiệu quả thế này mà sao không trồng. Mấy ông có đưa ra được cây gì hay hơn cây mắc ca đâu mà cứ ngồi ở Hà Nội phán bừa bãi…?”.

Rất nhiều Cty lớn đã vào cuộc. Một loạt vườn ươm đã hình thành. Họ đang tích cực chuẩn bị giống tốt để triển khai cả một chiến dịch rầm rộ trồng mắc ca trên khắp Tây Nguyên và Tây Bắc. Xin đừng lo tới đầu ra. Hạt mắc ca ngon và bổ lắm. Nếu cà phê và hồ tiêu bị thừa thì đố ai nhai hết 1 lạng. Trong lúc hạt mắc ca thì… khách quý mới được ăn.

(Còn nữa)

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.