| Hotline: 0983.970.780

Phan Tấn khơi mở vòng tuần hoàn xanh từ rơm rạ ở ĐBSCL

Thứ Tư 21/05/2025 , 13:39 (GMT+7)

ĐBSCL Từ máy cuốn rơm đến giải pháp xử lý rơm rạ tại ruộng, Phan Tấn tiên phong cơ giới hóa tuần hoàn, góp phần giảm phát thải và nâng cao chất lượng đất trồng lúa.

Từ máy cuốn rơm đến giải pháp xử lý rơm rạ tại ruộng, Phan Tấn tiên phong cơ giới hóa tuần hoàn, góp phần giảm phát thải và nâng cao chất lượng đất trồng lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ máy cuốn rơm đến giải pháp xử lý rơm rạ tại ruộng, Phan Tấn tiên phong cơ giới hóa tuần hoàn, góp phần giảm phát thải và nâng cao chất lượng đất trồng lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tiên phong trong giải pháp cơ giới hóa xử lý rơm rạ tuần hoàn

Tại nhiều vùng sản xuất lúa nước của Việt Nam, sau mỗi vụ thu hoạch, đồng ruộng lại ngập tràn rơm rạ. Trong điều kiện thiếu các giải pháp cơ giới hóa phù hợp, người nông dân thường chọn cách đốt bỏ, gây ô nhiễm không khí, lãng phí nguồn hữu cơ và làm suy giảm độ màu mỡ của đất.

Nhận thấy thực trạng đó, Công ty TNHH MTV Cơ khí Nông nghiệp Phan Tấn ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp là một doanh nghiệp cơ khí nông nghiệp tại ĐBSCL đã chủ động phát triển dòng máy cuốn rơm chuyên biệt cho ruộng lúa nước. Đây là bước đi đầu tiên nhằm thay đổi tập quán sau thu hoạch, giúp nông dân thu gom rơm dễ dàng, giảm sức lao động thủ công và hạn chế đốt đồng.

Tuy nhiên, sau nhiều năm đồng hành cùng bà con trên cánh đồng lúa, Phan Tấn nhận ra, việc thu gom rơm chỉ giải quyết một phần vấn đề. Phần lớn gốc rạ vẫn còn lại trên ruộng, nếu không được xử lý đúng cách sẽ tiếp tục gây phát thải khí nhà kính hoặc làm giảm năng suất vụ sau. Bên cạnh đó, việc lấy rơm ra khỏi ruộng cũng đồng nghĩa với việc đất mất đi một nguồn hữu cơ quý giá.

Từ năm 2015, Phan Tấn là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu và sản xuất thành công máy cuốn rơm chuyên dùng cho điều kiện ruộng lúa nước, nơi có địa hình phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao hơn nhiều so với ruộng khô. Sản phẩm này đã được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích và được ứng dụng rộng rãi tại các tỉnh ĐBSCL, duyên hải miền Trung, một số khu vực miền Bắc và xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á như Philippines, Campuchia...

Máy cuốn rơm Phan Tấn đã góp phần thay đổi thói quen sản xuất sau thu hoạch: giảm tình trạng đốt rơm, tăng hiệu quả thu gom để sử dụng hoặc bán làm nguyên liệu. Tuy nhiên, phần gốc rạ còn lại trên đồng vẫn là một thách thức lớn đối với mục tiêu sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải.

Cuối năm 2024, Phan Tấn đã chế tạo thành công máy liên hợp rải chế phẩm sinh học và vùi rơm rạ, thiết bị có thể hoạt động ngay sau khi thu hoạch, khi rơm còn tươi và đất còn giữ ẩm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cuối năm 2024, Phan Tấn đã chế tạo thành công máy liên hợp rải chế phẩm sinh học và vùi rơm rạ, thiết bị có thể hoạt động ngay sau khi thu hoạch, khi rơm còn tươi và đất còn giữ ẩm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hướng đi mới xử lý rơm rạ tại ruộng theo hướng tuần hoàn

Từ cuối năm 2023, khi Nhà nước khởi động Đề án “Phát triển 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, giảm phát thải vùng ĐBSCL đến năm 2030”, Công ty Phan Tấn xác định muốn đạt mục tiêu lúa sạch, giảm phát thải, thì không thể chỉ tập trung vào giống lúa hay kỹ thuật canh tác, mà còn phải giải quyết tận gốc bài toán rơm rạ.

Sau thời gian nghiên cứu, đến cuối năm 2024, Phan Tấn đã chế tạo thành công máy liên hợp rải chế phẩm sinh học và vùi rơm rạ, thiết bị có thể hoạt động ngay sau khi thu hoạch, khi rơm còn tươi và đất còn giữ ẩm. Máy tích hợp 3 chức năng: vừa làm đất, vừa rải chế phẩm sinh học, đồng thời vùi rơm vào tầng đất canh tác. Nhờ đó, toàn bộ lượng rơm rạ được xử lý ngay tại chỗ không cần đốt, không cần vận chuyển.

Máy tích hợp 3 chức năng: vừa làm đất, vừa rải chế phẩm sinh học, đồng thời vùi rơm vào tầng đất canh tác. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Máy tích hợp 3 chức năng: vừa làm đất, vừa rải chế phẩm sinh học, đồng thời vùi rơm vào tầng đất canh tác. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để rơm rạ phân hủy nhanh thành mùn hữu cơ, làm giàu hệ vi sinh vật trong đất. Cũng như giúp cải thiện độ tơi xốp, tăng độ phì và khả năng giữ ẩm cho đất. Đồng thời còn giúp giảm chi phí phân bón, nhất là phân hữu cơ trong trung và dài hạn.

Hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ đầu vụ, tránh việc rơm rạ phân hủy yếm khí sinh methane, một loại khí nhà kính mạnh khi ruộng ngập nước.

Tất cả những yếu tố đó giúp tạo nên một vòng tuần hoàn sinh học khép kín, bền vững cho canh tác lúa, một trong những mục tiêu cốt lõi của nền nông nghiệp xanh, hiện đại.

Không chỉ bán máy cung cấp mô hình ứng dụng đồng bộ

Không dừng lại ở sản phẩm cơ khí, Phan Tấn còn đi đầu trong việc chuyển giao công nghệ và xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ. Công ty phối hợp với hợp tác xã, cán bộ khuyến nông và chính quyền địa phương tổ chức trình diễn kỹ thuật, tư vấn mô hình vận hành và đánh giá hiệu quả theo điều kiện thổ nhưỡng canh tác từng vùng.

Hiện nay, các mô hình ứng dụng máy rải chế phẩm vùi rơm rạ đã được triển khai tại nhiều địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An… và bước đầu ghi nhận hiệu quả rõ rệt. Người dân không chỉ giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng đất mà còn được hỗ trợ tiếp cận các chương trình nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn đang được Nhà nước khuyến khích phát triển.

Hiện nay, các mô hình ứng dụng máy rải chế phẩm vùi rơm rạ của Phan Tấn đã được triển khai tại nhiều địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An… và bước đầu ghi nhận đạt hiệu quả rõ rệt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, các mô hình ứng dụng máy rải chế phẩm vùi rơm rạ của Phan Tấn đã được triển khai tại nhiều địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An… và bước đầu ghi nhận đạt hiệu quả rõ rệt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Với triết lý “phát triển giải pháp đi trước thị trường”, Công ty Phan Tấn đang chứng minh vai trò tiên phong của doanh nghiệp cơ khí nội địa trong hành trình cơ giới hóa nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Từ máy cuốn rơm đến máy xử lý rơm rạ tại ruộng theo hướng tuần hoàn, Phan Tấn không chỉ tạo ra thiết bị mà còn kiến tạo một mô hình sản xuất lúa bền vững. Giúp rơm rạ không còn là thứ bị đốt bỏ, mà trở thành tài nguyên tái tạo, phục vụ chính cánh đồng đã sinh ra nó.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực chuyển đổi xanh ngày càng lớn, những giải pháp như của Phan Tấn đang góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo và hướng đến một nền nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

Xem thêm
Người nuôi heo có lời nhưng vẫn dè dặt tái đàn

ĐBSCL Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá, tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh và chi phí cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn tái đàn.

Chuyện thú y cơ sở: [Bài cuối] Lo lắng vẫn còn

QUẢNG BÌNH Lượng thú y cơ sở tại Quảng Bình mới được tái lập chưa tròn một năm, nay đứng trước những thách thức mới khi chủ trương bỏ cấp huyện được triển khai trên toàn quốc.

Thời tiết khắc nghiệt, sầu riêng nguy cơ mất mùa

GIA LAI Do ảnh hưởng thời tiết, sầu riêng đang giai đoạn ra trái non bị rụng, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nguy cơ mất mùa.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Cảnh báo nắng nóng ảnh hưởng sức khỏe thủy sản nuôi

Khánh Hòa Tỉnh Khánh Hòa đang xảy ra nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, thủy sản nuôi dễ bị sốc, giảm sức đề kháng và mắc bệnh.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.