| Hotline: 0983.970.780

Phân lân nung chảy Ninh Bình cải tạo đất phèn, mặn sản xuất lúa

Thứ Sáu 14/06/2019 , 07:10 (GMT+7)

Đất phèn, đất phèn nhiễm mặn chiếm diện tích lớn trong đất canh tác lúa ở ĐBSCL, tập trung nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau.

Làm lúa trên đất phèn, mặn được mùa lớn nhờ bón lân nung chảy Ninh Bình.

Việc khai hoang và trồng lúa thành công trên loại đất này đã làm gia tăng nhanh sản lượng lúa ở ĐBSCL trong nhiều năm qua. Với tính chất đặc thù như pH thấp (chua), nồng độ i-on sắt, nhôm, natri cao, có khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của lúa dẫn đến sức sinh trưởng, phát triển yếu đi, giảm năng suất; đôi khi lúa có thể chết ngay ở giai đoạn đầu sau sạ…

Sự ảnh hưởng xấu của các yếu tố gây hại này thường xảy ra vào thời điểm mùa khô, thiếu nước ngọt, nắng hạn. Theo quy luật, vụ Hè Thu, Thu Đông sẽ là thời gian chịu ảnh hưởng nhiều hơn.

Đất phèn, đất phèn mặn từ lâu đã được các nhà khoa học xếp vào “nhóm đất có vấn đề”, khó canh tác, rủi ro cao và muốn trồng lúa thành công cần có một giải pháp kỹ thuật tổng hợp bao gồm về giống, nước, hệ thống kênh và sử dụng loại phân bón phù hợp.

Việc dùng nước ngọt để rửa phèn, mặn ở tầng mặt kết hợp ém phèn tầng sâu, tăng pH và cố định các i-on sắt và nhôm bằng phân lân nung chảy Ninh Bình là những giải pháp đồng bộ, cần thiết và không thể thiếu trong quá trình sản xuất lúa.

Phân lân nung chảy Ninh Bình có tính kiềm cao (pH từ 8 – 8,5) nên khử chua rất tốt, chất lân bón vào sẽ tạo ra phức chất dưới dạng phốt phát sắt, nhôm kết tủa khiến hai nguyên tố này không có khả năng hoạt động và gây độc cho lúa.

Nguyên tố canxi có tác dụng đẩy i-on natri ra khỏi keo đất làm giảm độ mặn. Vì thế, phân lân nung chảy Ninh Bình nó có tác dụng và hiệu quả cao để khử phèn, mặn, giảm độc trong đất, giải độc cho cây và được coi như chất “đặc trị” cho các yếu tố bất lợi. Loại phân này đã được nghiên cứu và khuyến cáo như là một giải pháp cần thiết, bắt buộc trong canh tác lúa để đạt năng suất và hiệu quả.

Việc sử dụng loại phân lân nung chảy Ninh Bình bón lót cho lúa trước khi gieo sạ hoặc cấy trung bình từ 300 – 400 kg/ha theo qui trình được coi như “loại phân nền” cần thiết.

Phân lân nung chảy Ninh Bình ngoài hiệu quả cải tạo, xử lý môi trường đất, nước nhanh, còn cung cấp cho cây nhiều loại dinh dưỡng khác gồm đa, trung và vi lượng, tạo cho lúa có được môi trường sống thuận lợi, sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.

Vì vậy, phân lân nung chảy Ninh Bình không thể thiếu trong danh mục phân bón cần sử dụng cho lúa trên đất phèn, đất phèn nhiễm mặn. Đây là một trong những nhân tố quan trọng, đã quyết định đến sản xuất lúa thành công trên loại đất khó khăn này trong nhiều năm qua và cho cả trong tương lai, nhất là khi biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, khó lường tác động trực tiếp đến môi trường đất, nước và cây trồng.

Có được kết quả trên là do các ưu thế vượt trội của phân lân nung chảy Ninh Bình so với các loại phân bón khác, đó là:

Phân lân nung chảy Ninh Bình là một hợp chất dinh dưỡng, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng lân (P2O5) cho cây trồng, còn cung cấp chất vôi (CaO) từ 28 - 34%, chất magiê (MgO) từ 16 - 20% có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn cho đất. Ngoài ra chất magiê còn là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây; chất silic (SiO2) từ 25 - 30% giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết và các chất vi lượng rất cần thiết cho cây trồng.

Phân lân nung chảy Ninh Bình không tan trong nước mà tan hết trong môi trường chua của đất và dịch của rễ cây trồng tiết ra, nên không bị rửa trôi.

Phân lân nung chảy Ninh Bình tên quốc tế là FMP Ninh Bình, do các điểm ưu việt nói trên, tháng 7 năm 2017 FMP Ninh Bình đã được cơ quan chứng nhận hữu cơ Úc chứng nhận là một sản phẩm đầu vào thích hợp cho nông nghiệp hữu cơ tại Úc.

FMP Ninh Bình là phân khoáng tự nhiên, không phải là phân bón hóa học. Sử dụng FMP Ninh Bình bón cho cây trồng góp phần tạo nên nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

Hiện sản phẩm phân bón Ninh Bình đã có mặt trên 58 tỉnh, thành trên toàn quốc và xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia…

Xem thêm
Nuôi 7.000 gà lấy trứng, nông dân lỗ gần 2 triệu đồng mỗi ngày

Giá trứng hiện quanh mốc 1.300 - 1.400 đồng/quả và theo dự đoán, sau dịp lễ 30/4 và 1/5, có thể tụt xuống 1.000 - 1.100 đồng/quả.

Nắng nóng gay gắt khiến cua nuôi chết rải rác

CÀ MAU Điều kiện khí hậu nắng nóng khắc nghiệt khiến tôm nuôi, cua nuôi bị chết rải rác, người nuôi lo lắng.

Đi giữa ngàn xanh

GIA LAI Khoát hơn nửa vòng tay, Rô Krik nói: ‘Giờ đây, xã Đất Bằng đã khoác lên mình một màu xanh bất tận, màu xanh của ấm no, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc".

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Tôm giống tốt 'mở đường' thắng lợi cho vụ xuân hè

Hà Tĩnh Ngoài yếu tố vệ sinh ao hồ, chất lượng con giống là yêu cầu hàng đầu để quyết định thắng lợi hay thất bại vụ nuôi tôm xuân hè năm 2025.

Để những cánh rừng thông không còn ‘rỉ máu’

YÊN BÁI Những cánh rừng thông xanh ngút ngàn, bảo vệ đồng bào Mông trước bão gió, lũ quét và cung cấp nguồn nước cần được bảo vệ nghiêm ngặt hơn để không còn bị ‘rỉ máu’.