Thứ Tư, 23/7/2025 11:49 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nuôi và sinh sản rắn Long Thừa

Thứ Ba 01/11/2011 , 10:16 (GMT+7)

Những năm gần đây phong trào nuôi rắn long thừa (ráo trâu) ở xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh phát triển rất mạnh.

Những năm gần đây phong trào nuôi rắn long thừa (ráo trâu) ở xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh phát triển rất mạnh. Đặc biệt, do nguồn ếch ngoài thiên nhiên ngày một cạn kiệt, người dân đã thực hiện thành công việc nuôi ếch để làm thức ăn cho rắn.

Ông Nguyễn Văn Nhành - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh cho biết: Vài năm trở lại đây, con rắn long thừa không chỉ đơn thuần dùng để ngâm rượu mà thịt rắn còn là món ăn đặc sản, xuất hiện nhiều ở các nhà hàng lớn. Thị trường tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu ngày càng mạnh, khiến phong trào nuôi rắn phát triển rộng khắp trong địa bàn toàn tỉnh. Hiện rắn được tập trung nuôi nhiều nhất ở xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu. Để chủ động nguồn thức ăn cho rắn, người dân còn chủ động thực hiện nuôi ếch làm mồi, giúp giảm chi phí thức ăn, tăng lợi nhuận.

"BÀ ĐỠ" RẮN

Anh Nguyễn Văn Lực, ấp Lộc Trung, xã Lộc Ninh, người tiên phong nuôi và cho sinh sản rắn long thừa, cho biết: Năm 2005, tình cờ anh đi thăm một người bạn ở Chà Là, vô nhà thấy anh bạn đang vắt trên cổ mấy con rắn đen trũi, to bằng cổ tay, thoạt nhìn thấy cũng hơi rùng mình. Hỏi ra mới biết đó là rắn long thừa, ở miền Bắc gọi là rắn ráo trâu, Đông Nam bộ gọi là hổ vện, người dân đồng bằng sông Cửu Long kêu là hổ hèo…

 Đây là loài rắn lành, không có đôi răng nanh và nọc độc. Biết nuôi sẽ cho kinh tế cao, anh hỏi ngay kinh nghiệm và mua được 26 rắn con về nuôi thử. Anh Lực cho hay, lúc đầu do kém kỹ thuật, chưa có kinh nghiệm, đàn rắn bị chết dần. Không nản chí, anh lặn lội đi học hỏi kinh nghiệm nuôi. Nhờ làm chuồng trại và chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn rắn phát triển tốt. Chỉ sau mấy tháng, đàn rắn đã đẻ trứng lứa đầu.

Một lần nữa, anh lại mày mò nghiên cứu học hỏi cách ấp nở trứng rắn, và những cố gắng nỗ lực của anh đã được đền đáp bằng mẻ trứng nở đầu tiên với tỷ lệ đạt 80%. “Tâm trạng của tôi lúc đó mừng hết lớn”, anh Lực nói. Anh tiếp tục học, áp dụng KHKT vào chăn nuôi, nên không những nuôi tốt mà còn cho rắn đẻ và ấp nở đạt tỷ lệ cao. Đến nay, cơ sở của anh trở thành nơi chuyên sản xuất rắn giống và rắn thương phẩm. Hiện nay trại rắn của anh có trên 1.000 con, trong đó có 500 con rắn bố mẹ.

Anh Lực chia sẻ, rắn long thừa rất dễ nuôi, ít bệnh tật. Thức ăn chủ yếu là ếch, nhái, chuột… Muốn cho rắn sinh sản, trước hết phải biết phân biệt con đực và con cái bằng cách quan sát hình dáng bên ngoài: Con cái dáng tròn, màu sắc bóng mượt; con đực thân hình gần giống tam giác, đuôi to. Rắn nuôi được 1 năm bắt đầu đẻ, cần nhốt chung tỷ lệ 1 đực, 1 cái. Mỗi năm rắn đẻ 2 lứa, lứa đầu từ tháng 6 – 7 âm lịch; lứa thứ hai từ tháng 11 – 12 âm lịch, mỗi lứa con cái đẻ từ 15 – 16 trứng.

Trước đây anh ấp trứng bằng thùng xốp và cát, tỷ lệ trứng nở không cao lắm, bây giờ chuyển sang ấp bằng lu và đất cát tỷ lệ trứng nở cao hơn. Cách ấp cũng đơn giản, cho đất cát vào lu khoảng 20 – 30cm. Sau khi rắn đẻ thu trứng xếp vào lu, lấy miếng vải đậy và buộc kín miệng lu. Nhiệt độ thích hợp cho trứng nở từ 28 – 29oC, từ khi ấp tới khi trứng nở là 75 ngày. Lưu ý trong thời gian ấp phải kiểm tra nhiệt độ trong lu, nếu trời nắng nóng nhiệt độ cao, phải tưới nước vào đất hoặc dùng quạt để hạ nhiệt. Nếu trời lạnh có thể dùng đèn điện để tăng nhiệt độ, ấp theo phương pháp này trứng nở đạt từ 92 – 95%.

Sau khi rắn nở được 3 ngày, bắt đầu cho ăn nòng nọc, rắn lớn sẽ cho ăn ếch lớn dần theo ngày tuổi. Rắn nở sau 15 ngày là xuất bán được. Rắn thương phẩm (loại 1,6 kg trở lên) hiện bán 880.000đ/kg, rắn giống bán từ 180.000 - 200.000đ/con; rắn giống sản xuất ra chưa đủ bán.

NUÔI ẾCH LÀM MỒI

Mô hình “nuôi ếch làm thức ăn cho rắn” của anh Lực được chính quyền địa phương đánh giá rất cao và đã đoạt giải 3 trong hội thi sáng tạo KHKT tỉnh Tây Ninh năm 2009. Từ mô hình này, nhiều hộ chăn nuôi áp dụng rất thành công.

Anh Lực tâm sự, khi người nuôi rắn càng nhiều, thì tổng đàn rắn càng tăng. Nguồn ếch bắt ngoài thiên nhiên làm mồi ngày càng cạn kiệt. Để giải bài toán khó về thức ăn, anh Lực chạy ngược chạy xuôi tìm kiếm và mua được 1 cặp ếch bố mẹ (giống Thái Lan) mang về nuôi và cho sinh sản để làm thức ăn cho rắn.

Theo tính toán của anh Lực, trại rắn của anh chỉ cần mua 1 cặp ếch giống với giá 140.000đ, chúng đẻ được khoảng 2.000 trứng và nở ra ếch con. Ếch đẻ rất nhanh, cứ 15 ngày đẻ 1 đợt. Thịt ếch có hàm lượng đạm và canxi rất cao, rắn ăn mau lớn, phát triển tốt. Cách cho rắn ăn cũng rất đơn giản, trại rắn của anh 1 tuần cho ăn 2 lần, mỗi lần khoảng 20 kg ếch, 1 tháng 160 kg ếch. Giá ếch ngoài thị trường hiện nay là 40.000đ/kg, thì với việc nuôi ếch làm thức ăn cho rắn, 1 tháng anh tiết kiệm được 6,4 triệu đồng.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất