| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm siêu thâm canh và hướng phát triển thuận thiên

Thứ Hai 05/07/2021 , 17:09 (GMT+7)

Tỉnh Bạc Liêu đang phát triển nhanh diện tích nuôi tôm siêu thâm canh. Đây là tiềm năng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho việc bảo vệ môi trường theo hướng thuận thiên.

Nuôi tôm công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Nuôi tôm công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Nuôi tôm siêu thâm canh với những ưu điểm vượt trội là tôm mau lớn, năng suất cao, tỷ lệ thành công đạt trên 90%. Vì vậy, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, hệ quả lớn nhất của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh là vấn đề ô nhiễm môi trường. Nếu không có hướng giải quyết dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến các hộ nuôi tôm truyền thống.

Giải quyết nước thải và chất thải từ mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đang là thách thức không nhỏ. Ảnh: Trọng Linh.

Giải quyết nước thải và chất thải từ mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đang là thách thức không nhỏ. Ảnh: Trọng Linh.

Thực tế cho thấy, mô hình nuôi tôm công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất. Giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, giảm dịch bệnh và nâng cao được sản lượng, chất lượng. Nuôi công nghệ cao con tôm phát triển thông qua ứng dụng quy trình xử lý nước thải hiện đại, không sử dụng kháng sinh. Đây cũng là một trong những giải pháp phát triển mạnh nghề nuôi tôm, góp phần thực hiện mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD vào năm 2025.

Tỉnh Bạc Liêu được chọn là trung tâm công nghiệp tôm của cả nước với Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. Đến nay, nơi đây đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 và đang chuẩn bị kế hoạch giai đoạn 2 trong quý 4/2021.

Ở tỉnh Bạc Liêu, nuôi tôm công nghệ cao thật sự đã đem lại sự an toàn và  hiệu quả cho người nuôi. Đặc biệt là khả năng thành công cao, nhưng vấn đề lo ngại nhất hiện nay là việc bảo vệ môi trường. Bởi vì nuôi tôm siêu thâm canh thường có mật độ khá dầy từ 250 - 300 con/m2. Vì vậy vấn đề giải quyết nước thải và chất thải từ mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đang là một thách thức không nhỏ.

Nói về vấn đề ô nhiễm môi trường, ông Nguyễn Văn Mão (xã Điền Hải, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) cho biết: Mặc dù, chính quyền địa phương đã xuống tận nơi các hộ nuôi tôm siêu thâm canh để giải thích, vận động ký cam kết xử lý nguồn nước trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, khi không có lực lượng chức năng thì các hộ dân lại lén lút xả thải ra bên ngoài mà không xử lý nguồn nước.

Việc các hộ nuôi tôm siêu thâm canh lén lút xả thải ra môi trường đã xảy ra trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, giải quyết dứt điểm thực trạng này vẫn còn là bài toán khó cho ngành chức năng của tỉnh Bạc Liêu.

Người dân ở tỉnh Bạc Liêu cải tạo ao nuôi tôm. Ảnh: Trọng Linh.

Người dân ở tỉnh Bạc Liêu cải tạo ao nuôi tôm. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Ngô Quang Hùng, nông dân nuôi tôm ở ấp Bửu Đông, xã Long Điền Đông A, huyện Đông Hải, cho rằng: Nếu muốn đi xa, đi lâu với nghề nuôi tôm thì phải biết nâng niu và bảo vệ môi trường. Chúng ta phải tự ý thức được việc làm của mình, nếu chúng ta xả thải ra môi trường thì người khác sẽ bơm vào sử dụng. Ngược lại chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân tương tự và sẽ tự hại mình.

"Là người nuôi tôm, tôi mong rằng mọi người cần có ý thức bảo vệ môi trường. Chúng ta muốn phát triển nghề tôm bền vững, hiệu quả cao thì việc bảo vệ môi trường phải ưu tiên số 1, phải tự cứu lấy mình trước khi quá muộn". (Ông Ngô Quang Hùng, nông dân nuôi tôm ở ấp Bửu Đông, xã Long Điền Đông A, huyện Đông Hải, Bạc Liêu)

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ mô hình nuôi tôm siêu thâm canh cần phải xây dựng hệ thống xử lý bài bản như: Ao ương, ao tôm thịt và ao lắng. Bên cạnh đó, khu xử lý chất thải phải được xử lý hoàn chỉnh gồm: Ao chứa thải, chứa bùn để xử lý chất thải triệt để trước khi đưa ra môi trường.

Tuy nhiên, trên thực tế các hộ nuôi tôm siêu thâm canh xây dựng hoàn chỉnh khu nuôi, đảm bảo xử lý chất thải còn hạn chế, chỉ chiếm số ít. Đa số các hộ nuôi xả thải trực tiếp ra môi trường, dẫn đến các tuyến kênh trong khu vực có hộ nuôi tôm siêu thâm canh bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước của các hộ nuôi tôm xung quanh.

Hiện nay, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đang được người dân tiếp tục phát triển và nhân rộng. Nếu như năm 2020 diện tích chỉ đạt gần 20.000ha thì 6 tháng đầu năm 2021 diện tích đã trên 24.000 ha. Theo đánh giá của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, diện tích này có thể mở rộng lên từ 26.000 – 30.000 ha trong thời gian tới.

Đây là thời điểm mô hình nuôi tôm siêu thâm canh cần được nhìn nhận sâu hơn, phù hợp với hướng đi “thuận thiên” theo Nghị quyết 120 để ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu phát triển bền vững.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Phát hiện 33 con bò mắc bệnh lở mồm long móng

QUẢNG NGÃI Phát hiện 33 con bò của 17 hộ dân có triệu chứng bệnh lở mồm long móng, xã Đăk Plô (tỉnh Quảng Ngãi) đã khẩn trương khoanh vùng, kiểm soát, không để dịch lan rộng.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất