| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ốc bươu đen gối vụ, thu tiền quanh năm

Thứ Năm 18/07/2024 , 08:15 (GMT+7)

ĐÀ NẴNG Những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả, bỏ hoang được chuyển qua nuôi ốc bươu đen, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ao nuôi ốc bươu đen được cải tạo từ những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả hoặc bỏ hoang. Ảnh: A.N.

Ao nuôi ốc bươu đen được cải tạo từ những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả hoặc bỏ hoang. Ảnh: A.N.

Vừa qua, Trung tâm Công nghệ sinh học TP Đà Nẵng đã hỗ trợ các hộ nông dân ở xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) triển khai mô hình nuôi ốc bươu đen thương phẩm. Ốc giống được thả nuôi ở những diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả được cải tạo thành ao.

Diện tích thử nghiệm mô hình rộng gần 2.000m2, thả hơn 11 vạn con ốc giống. Sau khi thả nuôi, trong quá trình chăm sóc, các hộ dân được cán bộ kỹ thuật thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra các chỉ số trong nước trong ao nuôi như độ pH, kiềm, oxy nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho ốc sinh trưởng, phát triển.

Ông Lê Văn Thành (trú thôn Lệ Sơn 2, xã Hoà Tiến), hộ tham gia mô hình cho hay, chi phí đầu tư xây dựng ao nuôi, bao gồm việc đào ao, thiết kế hệ thống bảo vệ và cải thiện nguồn nước hết khoảng 50 triệu đồng. Nguồn thức ăn cho ốc sau khi thả nuôi rất đơn giản, dễ kiếm ở địa phương như như mướp, rau muống, bèo tấm, bèo tây...

Nuôi ốc bươu đen không tốn quá nhiều công sức và nguồn thức ăn cũng dễ kiếm. Ảnh: A.N.

Nuôi ốc bươu đen không tốn quá nhiều công sức và nguồn thức ăn cũng dễ kiếm. Ảnh: A.N.

“Việc chăm sóc ốc bươu đen không tốn quá nhiều công sức. Mỗi buổi sáng chỉ cần dành một chút thời gian để kiểm tra ao nuôi, đánh giá tình trạng nước, đảm bảo không bị ô nhiễm. Mỗi ngày chỉ cần cho ốc ăn 1 lần vào buổi tối. Đến sáng hôm sau, lượng thức ăn thừa sẽ được vớt ra để nước trong ao luôn sạch, không có mùi hôi”, ông Thành chia sẻ.

Cũng theo ông Thành, các ao nuôi cần duy trì mực nước sâu khoảng 1m. Đồng thời thả thêm các loại bèo, súng để vừa làm thức ăn cho ốc, vừa đảm bảo nhiệt độ ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Với các kỹ thuật được hướng dẫn, hiện nay, sau hơn 1 tháng thả giống, ốc trong ao nuôi của ông Thành đang phát triển rất tốt với tỷ lệ sống đạt khoảng trên 80%.

“Giống ốc bươu đen này từ lúc thả đến lúc thu hoạch mất khoảng 3 tháng. Dự kiến ao của tôi sẽ thu về hơn 1,5 tấn ốc thương phẩm. Trên thị trường, ốc bươu đen cũng dễ tiêu thụ hơn các loại ốc khác. Dù chưa thu hoạch nhưng đã có nhiều thương lái đến hỏi mua, đặt hàng với giá từ 8.000 – 10.000 đồng/kg.

Sau 3 tháng thả nuôi, ốc bươu đen có thể cho thu hoạch. Ốc bươu đen thương phẩm hiện được thị trường rất ưa chuộng. Ảnh: A.N.

Sau 3 tháng thả nuôi, ốc bươu đen có thể cho thu hoạch. Ốc bươu đen thương phẩm hiện được thị trường rất ưa chuộng. Ảnh: A.N.

Ngoài ra, chúng tôi cũng được hướng dẫn nuôi theo hình thức gối đầu, xuống giống liên tiếp nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 15 ngày, không đợi thu hoạch xong mới thả vụ mới. Nhờ đó, ốc thương phẩm được bán liên tục, thu nhập của người nuôi cũng nhờ vậy tăng lên”, ông Thành nói thêm.

Ông Ngô Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Hoà Tiến cho biết, mô hình nuôi ốc bươu đen đang hứa hẹn mang lại cơ hội phát triển kinh tế cho bà con nông dân. Đây cũng là một cơ hội để tận dụng những ao hồ bỏ hoang, không thể khai thác để cải tạo nuôi ốc bươu đen.

“Sau thời gian thử nghiệm, dự kiến mô hình nuôi ốc bươu đen sẽ được khảo sát, đánh giá hiệu quả, sau đó nhân rộng ra các khu vực khác trên địa bàn xã. Đây là một trong những giải pháp mang tính bền vững, giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương”, ông Ngô Ngọc Hải thông tin.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Doanh nghiệp cạn vốn

ĐIỆN BIÊN Doanh nghiệp cạn vốn, người dân thiếu quyết tâm, kiên trì nên dù tiềm năng lớn nhưng con đường phát triển cây mắc ca ở huyện Điện Biên còn lắm chông gai.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.