| Hotline: 0983.970.780

Nuôi 200m2 ốc bươu đen, mỗi tháng kiếm chục triệu đồng

Thứ Năm 27/06/2024 , 06:48 (GMT+7)

KIÊN GIANG Nuôi ốc bươu đen có ưu điểm công chăm sóc rất khỏe nên vừa nuôi ốc vừa có thể làm thêm được việc khác, thức ăn tận dụng tại địa phương. 

Anh Nguyễn Văn Tính (xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) bước đầu thành công với mô hình nuôi ốc bươu đen. Anh Tính cho biết, nhận thấy ốc bươu đen được người tiêu dùng ưa chuộng, đầu ra tương đối ổn định, giá bán cao nên anh đã tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các huyện lân cận.

Chỉ với 200m2 ao nuôi ốc bươu đen, mỗi tháng anh Tính có thu nhập hàng chục triệu đồng. Ảnh: Diễm Trang.

Chỉ với 200m2 ao nuôi ốc bươu đen, mỗi tháng anh Tính có thu nhập hàng chục triệu đồng. Ảnh: Diễm Trang.

Đầu năm 2020, anh bắt đầu triển khai mô hình nuôi ốc bươu đen với bể bạt rộng 30m2. Dù có chút kinh nghiệm từ những lần tham quan thực tế nhưng để chắc chắn, anh cẩn thận tìm hiểu kỹ thuật nuôi ốc bươu đen từ internet. Anh cho biết, nước là yếu tố quan trọng khi nuôi ốc bươu đen, thường phải giữ mực nước từ 0,7 - 0,8m, định kỳ khoảng nửa tháng thay nước một lần, một ngày chỉ cho ăn một lần vào buổi tối.

“Ốc con cho ăn bèo cám, khi ốc lớn dần thì tập cho ăn các loại rau củ quả có sẵn tại địa phương. Thức ăn cho ốc rất đa dạng, phong phú, mình cho ăn đổi bữa để ốc phát triển. Ốc nuôi 6 - 7 tháng thì có thể sinh sản”, anh Tính chia sẻ.

Theo anh Tính, ốc bươu đen rất dễ nuôi, thức ăn khá đa dạng và dễ kiếm như lá đu đủ, bèo tai tượng, rau, cải… Nhờ hiệu quả cao, đến nay anh Tính không chỉ mở rộng mô hình lên khoảng 200m2 mà còn hợp tác với nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) nuôi và thu mua ốc bươu đen thương phẩm. Hiện anh còn cung cấp ốc giống và trứng ốc; thiết kế, lắp đặt bể bạt, ao nuôi cho người dân có nhu cầu nuôi ốc… Anh cũng sẵn sàng hỗ trợ bà con, nhất là các bạn trẻ trong và ngoài huyện có nhu cầu tham quan, học hỏi kinh nghiệm, khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen.  

Ốc bươu đen dễ nuôi, nhàn công, thức ăn dễ kiếm. Ảnh: DT.

Ốc bươu đen dễ nuôi, nhàn công, thức ăn dễ kiếm. Ảnh: DT.

Hiện nay do thời tiết diễn biến phức tạp, nhiễm mặn và thiếu nước ngọt nên anh Tính phải tạm dừng nuôi ốc bươu đen thương phẩm, chỉ sản xuất con giống để cung cấp cho các hộ nuôi (chủ yếu ở huyện U Minh Thượng) và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ liên kết. Khi thu hoạch, anh Tính sẽ thu mua lại ốc thương phẩm của bà con và bán ra với giá khoảng 75.000đ/kg, bình quân mỗi tháng anh thu mua và bán ra thị trường từ 200 - 300kg ốc thương phẩm.

Anh cho biết, hiện ốc giống có giá 250đ/con - tương đương khoảng 2 triệu đồng/kg, trứng ốc giá 800.000đ/kg. Hiện tại do nước nhiễm mặn nên anh chỉ nuôi 4 bể, mỗi bể 24m2, trung bình mỗi tháng anh có thu nhập từ 8 - 9 triệu đồng.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Doanh nghiệp cạn vốn

ĐIỆN BIÊN Doanh nghiệp cạn vốn, người dân thiếu quyết tâm, kiên trì nên dù tiềm năng lớn nhưng con đường phát triển cây mắc ca ở huyện Điện Biên còn lắm chông gai.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.