| Hotline: 0983.970.780

Nuôi lươn sạch không cần bùn

Thứ Năm 21/08/2014 , 10:17 (GMT+7)

Ưu điểm mô hình là không đòi hỏi diện tích rộng nhưng thả nuôi với mật độ cao, khoảng 800 con/m2, lại không gây ô nhiễm môi trường./ Nuôi lươn không cần bùn

Được sự giúp đỡ của Hội Nông dân huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), Tổ liên kết nuôi lươn sạch không bùn Phú Lộc Tây 2, thị trấn Diên Khánh gồm 6 thành viên đã được thành lập tháng 9/2013.

Anh Trần Như Hổ, Tổ trưởng TLK nuôi lươn cho biết: “Sau khi được tham quan học tập mô hình nuôi lươn sạch không bùn ở huyện Hóc Môn (TP.HCM), chúng tôi về áp dụng ngay.

Với 2 hồ nuôi được xây dựng có kích thước 5 x 4 x 0,8 m/hồ, ban đầu thả 300 kg lươn, tương đương với 6.000 con giống. Sau 5 tháng thả nuôi, thu hoạch được 1,4 tấn, bán với giá 135 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí lãi gần 60 triệu đồng.

Đây là kết quả ngoài mong đợi của chúng tôi vì sản lượng thu hoạch rất đạt. Hiện chúng tôi thả nuôi lứa thứ 2 với 10.000 con giống được hơn 2 tháng tuổi. Lứa lươn này sinh trưởng và phát triển tốt, hứa hẹn cho thu hoạch lãi khá".

14-45-48_nuoi-luon-sch-khong-bun-cu-tlk-cu-nh-trn-nhu-ho-mng-li-hieu-qu
Nuôi lươn sạch không bùn của TLK của anh Trần Như Hổ mang lại hiệu quả

Ông Nguyễn Phú, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Diên Khánh cho biết: "Nuôi lươn sạch không bùn là mô hình đầu tiên của tỉnh Khánh Hoà mà Hội Nông dân cũng như cán bộ Hội đóng vai trò quyết định để mô hình đạt hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội.
Sau đợt nuôi thí điểm này này chúng tôi nhận thấy đây là mô hình có khả năng nhân rộng rất lớn. TLK đang hướng dẫn và cung cấp giống cho 3 mô hình nuôi trong tỉnh ở thị trấn Cam Đức (Cam Lâm); xã Phước Đồng và phường Phước Hải (TP Nha Trang)."

Dẫn PV tham quan mô hình nuôi lươn sạch của TLK, anh Hổ cho biết thêm, ưu điểm mô hình nuôi lươn sạch không bùn là không đòi hỏi diện tích rộng nhưng thả nuôi với mật độ cao, khoảng 800 con/m2, lại không gây ô nhiễm môi trường.

Sở dĩ nuôi mật độ dày là nhờ các vỉ nuôi được đóng bằng tre hay gỗ giống như các vạc giường có khoảng cách 2 thanh 5 x 5 cm được đặt trọn trong hồ để làm nơi trú ẩn cho lươn và tránh lươn ăn thịt lẫn nhau.

Mỗi hồ nuôi được đặt 4 lớp vỉ, mỗi vỉ nuôi được đặt chồng lên nhau với vỉ cách vỉ 10 cm. Cách chăm sóc lươn ăn cũng không tốn nhiều thời gian và công sức, mỗi ngày chỉ cần cho ăn 1 lần vào sáng sớm hay chiều tối. Thức ăn cho lươn là các loại cá tươi trộn với cám với tỷ lệ 7:3 được xay nhuyễn rồi vốn cục đặt trên vỉ.

Tuy nhiên nguồn nước nuôi lươn yêu cầu phải sạch, độ PH từ 5.8 - 6.2 và mỗi lần sau khi cho lươn ăn từ 2 - 3 tiếng là phải thay nước. Mực nước duy trì trong hồ nuôi khoảng 40 cm, nhiệt độ để lươn phát triển từ 22 - 27 độ C; hồ nuôi luôn được che mát và không cho nước mưa thấm làm ảnh hưởng đến lươn; xung quanh hồ nuôi và đáy hồ nuôi được lát gạch men hay bạt nhựa nhằm tránh cho lươn bị trầy xước da. Với lươn có trọng lượng 20 con/kg, từ khi nuôi đến thu hoạch khoảng 4 - 5 tháng.

Cũng theo anh Hổ, từ khi triển khai mô hình nuôi lươn sạch không bùn đến nay anh nhận thấy, mô hình này tiết kiệm được nhiều chi phí, dễ quản lý số lượng và dịch bệnh của lươn hơn so với cách nuôi có bùn.

Mô hình này bước đầu đạt hiệu quả kinh tế khá ổn định, tạo được việc làm với diện tích rất hạn chế, trong khi đó tạo ra sản phẩm sạch và nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Mô hình này còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, nhất là trong thời điểm hiện nay người nông dân lúng túng chưa biết nuôi con gì cho phù hợp. Hơn nữa thị trường tiêu thụ lươn thương phẩm tại Khánh Hòa hút hàng, bởi từ trước đến nay chưa có cơ sở nuôi nào cung cấp, mà chủ yếu nhập lươn từ TPHCM.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất