| Hotline: 0983.970.780

Nuôi giống ong lành tính, nông dân Cần Thơ thu gần 50 triệu một tháng

Thứ Ba 13/12/2022 , 15:26 (GMT+7)

Cần Thơ Anh Hồ Công Minh ở Cồn Sơn là người tiên phong phát triển mô hình nuôi ong Ý lấy mật kết hợp làm du lịch, mang về thu nhập gần 50 triệu một tháng.

Cồn Sơn thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ nằm giữa con sông Hậu hiền hòa, trên cồn là những vườn cây ăn trái đậm chất Nam bộ. Hàng năm, từ tháng 3-5 (âm lịch) trở đi những vườn nhãn, vườn chôm chôm, măng cụt...  bắt đầu trổ bông không đếm xuể, nhiều mùa hoa như thế cứ nối tiếp qua đi. 

Thấy tiếc sản vật thiên nhiên, anh Minh bắt đầu tìm hiểu nhiều giống ong, trên những tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, với mục đích nuôi ong hút mật nhụy hoa vườn nhà. Đến năm 2020, tình cờ được người thầy có nhiều năm kinh nghiệm nuôi ong, giới thiệu về loài ong Ý, anh Minh quyết định mua 3 tổ về đặt ở sau vườn, nuôi thử nghiệm. 

Giống ong Ý anh Minh chọn nuôi khá lành tính, khi thu hoạch không cần mang bảo hộ. Ảnh: Hồ Thảo.

Giống ong Ý anh Minh chọn nuôi khá lành tính, khi thu hoạch không cần mang bảo hộ. Ảnh: Hồ Thảo.

Sau một thời gian, anh Minh quan sát thấy vườn tược không bị ảnh hưởng gì mà lại ra trái sai hơn trước, đàn ong phát triển tốt có thân to, cánh dài, năng suất cho mật cũng cao hơn giống ong nội địa. Đặc biệt, loài ong này còn khá lành tính, không đốt người. Từ đó, anh Minh mạnh dạn đầu tư thêm nhà ong, phát triển đông đúc bầy đàn. Với ý tưởng táo bạo, cho khách tham quan cùng trải nghiệm cảm giác thu hoạch ong như một nông dân thực thụ.

Bạn Lê Cúc Vy (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) cho biết, trước giờ tôi chỉ biết ong Ý qua sách báo hoặc phim ảnh. Lúc mới đến tham quan tôi cũng không dám đứng gần thùng ong sợ bị đốt. Nhưng khi vượt qua cảm giác sợ, tôi càng ngạc nhiên vì loài ong này lành tính, khi thu hoạch không cần mang bảo hộ, và mật ong thì có mùi thơm của hương hoa, vị ngọt vừa phải nên chị em phụ nữ rất thích.

Vào các ngày thứ bảy, Chủ nhật hàng tuần là thời điểm khách du lịch đến Cồn Sơn xem anh Công Minh thu hoạch mật ong. Đến đây du khách tỏ ra thích thú, đặc biệt giới trẻ thích trải nghiệm, không thể rời mắt khi xem anh Minh trình diễn quay mật và mời họ thưởng thức hương vị sáp ong mới ra lò.

Du khách thích thú khi trải nghiệm quy trình thu hoạch, và thưởng thức trực tiếp những viên mật ong Ý, thơm ngon. Ảnh: Hồ Thảo.

Du khách thích thú khi trải nghiệm quy trình thu hoạch, và thưởng thức trực tiếp những viên mật ong Ý, thơm ngon. Ảnh: Hồ Thảo.

Còn theo ông Nguyễn Văn Phúc, đến từ TP.HCM, chia sẻ: "Đây là một sản phẩm du lịch độc đáo. Người chủ có ý tưởng nhạy bén tận dụng lợi thế cây nhà lá vườn để vừa kiếm thêm thu nhập vừa tạo cho chúng tôi sự hiểu biết thú vị, bổ ích về nghề nuôi và lấy mật ong".

“Tôi là người thường xuyên dùng mật ong để làm đẹp. Khi đến đây mua mật, được tận mắt chứng kiến quá trình nuôi và thu hoạch, biết rõ nguồn gốc, nên cảm thấy an tâm sử dụng” - chị Nguyễn Hồng Như, đến từ TP Hồ Chí Minh cho biết.

Mô hình khá mới lạ của anh Minh được đông đảo du khách ủng hộ. Bình quân 1 tháng thu hút vài nghìn lượt khách trải nghiệm thu hoạch, và mua mật ong. Đến mùa cao điểm, với 30 thùng ong Ý hiện tại, anh Minh thu hoạch được từ 100 -120 lít mật ong, bán cho khách với giá 400/ lít, mang về cho gia đình gần 50 triệu đồng một tháng.

Anh Minh chia sẻ bí quyết: "Nuôi ong Ý nhẹ công chăm sóc nhưng phải đặc biệt chú ý vào mùa mưa, ong dễ bị vi khuẩn ký sinh vào cánh khiến năng suất làm việc không cao. Ngoài ra, việc kiểm tra, vệ sinh tổ phải thường xuyên nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những ấu trùng hư, qua đó tránh tình trạng lây lan sang những tổ ong xung quanh".

Cũng theo anh Minh, đây là sản phẩm du lịch mùa vụ, chỉ diễn ra từ khoảng tháng 2 - 5, khi những vườn trái cây tại cồn Sơn rộ bông. Khi tàn, anh sẽ di chuyển nhà ong đến những vườn nhãn ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Đến khoảng tháng 8, anh lại đưa đàn ong Ý đến Nông trường Mùa Xuân (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) để hút mật tràm. Tại những nơi này, nông dân nuôi ong ý không thu hoạch mật, mà tạo điều kiện cho ong hút mật để duy trì số lượng đàn.

"Sắp tới, ngoài phát triển thêm số lượng đông đảo đàn ong, tôi còn còn làm nhiều sản phẩm từ mật ong như: mật ong với nghệ, mật ong làm đường, mật ong làm bánh... để góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch Cần Thơ. Đồng thời, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con muốn học hỏi để phát triển mô hình này", anh Minh thông tin. 

  • Tags:
Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, phòng chống dịch gặp khó khăn

QUẢNG TRỊ Nhân lực mỏng, kinh phí eo hẹp, sự thiếu ý thức của một bộ phận người chăn nuôi khiến cuộc chiến phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại Quảng Trị gặp khó khăn.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất