| Hotline: 0983.970.780

Nuôi dê sinh sản cải thiện kinh tế gia đình

Thứ Sáu 12/07/2019 , 09:15 (GMT+7)

Những năm gần đây, thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, để thích ứng với biến đổi khí hậu huyện Thới Bình (Cà Mau) đã chuyển đổi SX chọn giống cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, có mô hình nuôi dê sinh sản.

19-20-55_dscn6011
Anh Ðặng Văn Miên, ở ấp 6, xã Tân Lộc Ðông (huyện Thới Bình), chăm sóc đàn dê.

Anh Danh Tài (người Khmer) ở ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, trước đây, do không đất SX nên cuộc sống gia đình anh Tài chỉ biết dựa vào những đồng tiền làm thuê của vợ chồng. Hằng ngày anh Tài đi làm hồ, còn vợ anh thì ai mướn gì làm nấy.

Chính vì thế, dù lao động cật lực nhiều năm liền, vợ chồng anh cũng không sao thoát được cái nghèo. Do ít vốn nên ban đầu anh Tài chỉ mua được 1 con dê đực và 2 con dê cái về nuôi thử.

Thật bất ngờ là dê rất thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng địa phương, phát triển tốt. Sau hơn 4 tháng nuôi đàn dê đã cho những lứa dê giống đầu tiên. Thấy mô hình bước đầu mang lại hiệu quả nên anh quyết tâm nhân rộng. Đến nay ngoài việc bán được 10 con dê giống với giá hơn 5 triệu đồng/con, anh Tài hiện nuôi 12 con dê, trong đó có 10 con dê cái, hiện có 6 con đang mang thai.

Anh Tài chia sẻ: “Dê rất dễ nuôi, ít bệnh và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết nơi đây. Do ở ấp 7, bà con chủ yếu nuôi tôm nên các loại cỏ dại, mọc trên bờ bao vuông tôm rất nhiều, từ đó, tạo nguồn thức ăn phong phú cho dê.

Ngoài ra, dê cũng sinh sản khá nhanh, chỉ cần sau 4 tháng nuôi là dê bắt đầu cho sinh sản, giá cả cũng khá ổn định. Hiện dê giống có giá từ 4,5 – 5 triệu đồng/con, còn dê thịt cũng có giá từ 100.000 – 120.000 đồng/kg. Nhờ nuôi dê mà kinh tế gia đình tôi được cải thiện đáng kể”.

Còn anh Ðặng Văn Miên, ở ấp 6, xã Tân Lộc Ðông (huyện Thới Bình), cũng là một trong những hộ nuôi dê thành công. Do nhận thấy sau nhiều năm độc canh con tôm hiệu quả kinh tế gia đình không mấy phát triển, nên anh Miên thực hiện mô hình đa cây, đa con trên cùng một diện tích để phát triển kinh tế gia đình. Ban đầu, anh mua 1 con dê đực và 4 con dê cái về nuôi. Do là giống dê Bách Thảo nên đàn dê phát triển khá tốt. Chỉ sau 4 tháng nuôi đã cho những lứa đầu tiên.

Anh Miên nói: Muốn cho dê đẻ đúng lứa, trước hết mình phải đảm bảo cho dê có sức khoẻ thật tốt, vào mùa hạn ít cỏ nên cần bổ sung nước cám cho dê uống, nhờ thực hiện cách này mà đàn dê nhà tôi đẻ rất sai. Tôi thấy mô hình nuôi dê rất phù hợp với điều kiện của gia đình mình.

“Ngoài ra, sau một thời gian thử nghiệm tôi thấy việc tận dụng phân dê để cải tạo vuông tôm đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ gây màu nước, sinh tảo tốt mà phân dê kết hợp với men sinh học còn tạo điều kiện cho trùn chỉ phát triển, từ đó mà tôm có thức ăn nên mau lớn lắm. Từ những hiệu quả bước đầu này, thời gian tới tôi sẽ tiếp tục ứng dụng và làm lại bài bản hơn, sau khi xử lý phân tại ao có chuồng dê tôi sẽ xả qua ao thứ hai lắng ở đó vài ngày rồi xả ra vuông tôm, tôi nghĩ làm cách này sẽ tốt hơn”, anh Miên chia sẻ.

Ông Phan Chí Công, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thới Bình:

“Qua theo dõi tôi thấy nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, không chỉ giúp người dân phát triển kinh tế gia đình mà còn đang mở ra hướng đi mới cho nông dân Thới Bình. Ðây là mô hình phù hợp với nông dân do dễ nuôi, chịu được thời tiết khắc nghiệt, không cần nhiều vốn và đất canh tác, giá cả và đầu ra cũng rất ổn định.

Thời gian tới, Hội sẽ tham mưu cho huyện nhân rộng mô hình, đồng thời phối hợp với các ngành chuyên môn tập huấn cho bà con kỹ thuật chăn nuôi dê, để bà con mạnh dạn nhân rộng, phát triển kinh tế gia đình, từng bước vươn lên khá giàu, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế và xây dựng NTM ở địa phương”.

Xem thêm
Chống dịch tả lợn Châu Phi: Chính sách đã đủ, chỉ thiếu sự quyết liệt

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến khẳng định, tại Hội nghị Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và công tác kiểm soát giết mổ động vật sáng 23/7.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất