Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Năm, 8/5/2025 8:57 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nuôi Artemia thu nhập 100 triệu đồng/ha

Thứ Ba 09/03/2021 , 09:52 (GMT+7)

Các hộ dân nuôi Artemia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang vô cùng phấn khởi bởi thời tiết thuận lợi, mỗi ha thu hoạch khoảng 100 triệu đồng.

Thời tiết thuận lợi người nuôi Artemia trúng lớn. Ảnh: Trọng Linh.

Thời tiết thuận lợi người nuôi Artemia trúng lớn. Ảnh: Trọng Linh.

Năm nay, trứng Artemia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có giá gần 1 triệu đồng/ký, tương đương với giá so với cùng kỳ năm ngoái. Ghi nhận Hợp tác xã dịch vụ nuôi trồng thủy sản Thuận Thành (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình), việc thăm nom và chăm sóc ao nuôi được các hộ dân đặc biệt chú trọng, bởi ao nuôi càng tốt, điều kiện thời tiết càng thuận lợi, thức ăn đảm bảo, Artemia sẽ cho trứng càng cao, hộ dân sẽ gia tăng thu nhập.

Theo ông Âu Minh An, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã dịch vụ nuôi trồng thủy sản Thuận Thành, diện tích thả nuôi Artemia hàng năm của hợp tác xã đạt khoảng 70ha với gần 60 hộ nuôi. Trung bình 1ha sẽ cho khoảng 100kg trứng, trừ chi phí hộ dân Artemia thu lãi trên 60 triệu đồng/ha.

Ông An chia sẻ, do thời tiết năm nay có phần thất thường hơn các năm trước, mưa kéo dài nên làm chậm tiến độ thả nuôi so với hàng năm chừng một tháng. Đến khi thời tiết ổn định, các xã viên tích cực cải tạo ao nuôi và bắt đầu xuống giống. Dù có gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ sự quyết tâm và kinh nghiệm của các thành viên trong hợp tác xã nên đến nay tình hình nuôi Artemia đã ổn định, các xã viên đã bắt đầu có thu nhập khi Artemia bắt đầu cho trứng khoảng 1 tháng nay, giá cả năm nay cũng xấp xỉ với năm trước, gần 1 triệu đồng trên mỗi ký trứng.

Anh Lê Văn Hổ, xã viên của Hợp tác dịch vụ nuôi trồng thủy sản Thuận Thành cho biết, trước đây gia đình cũng nuôi tôm sú, rồi tôm thẻ, nhưng do ít vốn, kỹ thuật không thạo nên hầu như vụ tôm nào cũng thất bại.

Mấy năm trước, khi thấy các hộ dân trong hợp tác xã nuôi Artemia thành công, vụ nào cũng đảm bảo thu nhập trên chục triệu đồng. Sau những lăn tăn ban đầu đến nay, những diện tích nuôi tôm của gia đình trước đây đã được chuyển sang nuôi Artemia.

Hiện giá trứng Artemia khoảng 1 triệu đồng/kg, vụ này mỗi ha thu hoạch khoảng 100kg/ha. Ảnh: Trọng Linh. 

Hiện giá trứng Artemia khoảng 1 triệu đồng/kg, vụ này mỗi ha thu hoạch khoảng 100kg/ha. Ảnh: Trọng Linh. 

Theo anh Hổ, vụ nuôi năm nay dù có gặp bất lợi do thời tiết, các hộ nuôi thả trễ hơn so với cùng kỳ năm, nhưng đổi lại, Artemia cho thu hoạch kéo dài, dù có thả trễ chừng một tháng so với các vụ nuôi trước nhưng nhìn chung, hộ nuôi Artemia vẫn đảm bảo nguồn thu nhập.

Theo đánh giá của ngành chức năng Bạc Liêu, nghề nuôi Artemia ở các địa phương vùng ven biển của Bạc Liêu như Đông Hải, Hòa Bình hay thành phố Bạc Liêu… thường phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nhất là trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên thời tiết diễn biến thất thường, nông dân nuôi Artemia cũng vì thế mà ảnh hưởng theo.

Riêng trong năm nay, cũng do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi trong suốt thời gian qua nên tình hình thả nuôi Artemia trong niên vụ 2021 này chậm hơn so với hằng năm gần 1 tháng. Để đảm bảo cho kế hoạch thả nuôi Artemia trong năm nay, ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu cũng khuyến cáo các hộ dân cải tạo và trữ nước cho ao nuôi thật kỹ trước khi thả giống, nhất là nguồn nước do Artemia cho trứng ở điều kiện độ mặn cao từ 80% trở lên.

Artemia là một loại giáp xác có kích thước nhỏ, phát triển tốt trong môi trường nước có độ mặn cao, do có nhiều dinh dưỡng nên trứng của Artemia được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú giống. Artemia sẽ cho trứng sau khoảng thời gian từ 18-20 ngày thả nuôi. Vượt qua những khó khăn và trở ngại, người nuôi Artemia các các địa phương vùng ven biển của tỉnh Bạc Liêu tiếp tục kỳ vọng vào một năm thành công cả về giá bán và năng suất.

Theo đánh giá chung của người nuôi, tình hình thời tiết từ những ngày đầu tháng 3 đã bắt đầu cho việc thu hoạch rộ trứng Artemia. Cùng với những nỗ lực của hộ nuôi trong việc duy trì và phát triển mô hình nuôi Artemia mang lại hiệu quả kinh tế cao thì sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ cho nghề nuôi Artemia từ phía ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu như tạo thêm động lực giúp cho người nuôi an tâm phát triển sản xuất.

Theo đó, tỉnh Bạc Liêu đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để tập trung vào việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn, con giống,...nhất là khâu mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho giá trứng Artmeia luôn ổn định vào vụ mùa thu hoạch.

Về lâu dài, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhất là các hộ dân nuôi tôm, ít vốn, thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật trong sản xuất cùng tham gia các tổ hợp tác, phát triển thành các hợp tác xã nuôi Artemia để phát triển được kinh tế hộ gia đình, có được nguồn thu nhập ổn định và bền vững.

Xem thêm
An toàn sinh học, 'lá chắn' phòng, chống dịch bệnh vật nuôi hiệu quả

KHÁNH HOÀ Không chỉ là 'lá chắn' phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học còn giúp người dân Khánh Hòa phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Xử phạt nhiều trường hợp đốt rơm rạ

HUẾ Nhiều người dân ở TP Huế đã bị xử phạt hành chính do đốt rơm rạ.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Vỏ trấu - nguyên liệu dồi dào để sản xuất than sinh học

Mỗi tấn lúa sau khi xay xát sẽ thải ra khoảng 200kg vỏ trấu, nếu được thu gom chế biến sẽ tạo ra được khoảng 40kg than sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tạo nền tảng vững chắc trong bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững

BẮC NINH Tỉnh Bắc Ninh tuyên truyền pháp luật, tổ chức thả giống thủy sản, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.