| Hotline: 0983.970.780

Nông dân làm nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng

Thứ Ba 10/03/2020 , 15:20 (GMT+7)

Ở xã Đà Loan (Đức Trọng, Lâm Đồng) có khu vườn nông nghiệp công nghệ cao của hai anh em Lê Viết Quân và Lê Anh Khoa.

Lê Anh Khoa bên vườn ớt chuông.

Lê Anh Khoa bên vườn ớt chuông.

Với kinh nghiệm vốn có khi làm cho Công ty VinEco, Quân bàn với em trai là Lê Anh Khoa phá bỏ 1.000 m2 đất trồng cà phê để chuyển đổi sang trồng rau màu, sau khi cải tạo đất xong, hai anh em đã chọn cây ớt chuông để trồng.

Đầu tư ban đầu cho 1.000m2 gồm giống, nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt khoảng 60 triệu đồng, hiện vườn đang cho hoạch được 3 tháng, sản lượng thu 14 tấn cho thu nhập 80 triệu đồng. Đến thời điểm này Khoa đã thu hồi được vốn đầu tư ban đầu và bắt đầu có dư.

Khoa cho biết vườn ớt còn cho thu hoạch thêm khoảng 2 tháng nữa, sản lượng khoảng 3 - 4 tấn/quả, giá ớt hiện nay chỉ được 7.000 - 9.000 đồng/kg do giá cả thị trường luôn biến động. Khi thu hết lứa ớt chuông cũng cho Khoa thêm thu nhập khoảng 30 triệu đồng.

Nhận thấy thu nhập từ ớt chuông cao hơn trồng cà phê, Khoa bàn với anh trai cải tạo thêm vườn, dựng nhà lưới trồng thêm gần 1.000 m2 cây ớt chuông. Sau khi thu hoạch vườn ớt xong, Khoa dự định chuyển sang trồng cà chua, trước khi trồng cà chua sẽ trồng đậu phộng hoặc cây họ đậu để cải tạo đất rồi mới xuống giống cà chua.

Khuyến nông xã Đà Loan thăm mô hình.

Khuyến nông xã Đà Loan thăm mô hình.

Trước đây, cũng như một số nông hộ khác trong vùng, gia đình bà Đỗ Thị Dung trồng cà phê, giá bán cà phê ngày càng xuống thấp trong khi công lao động ngày càng cao, thu nhập hàng năm của gia đình cũng chẳng được là bao.

Nắm bắt được nhu cầu của Công ty Orion, gia đình bà đã chuyển đổi cây trồng sang trồng khoai tây hợp đồng cho Công ty Orion được 4 năm. Với số vốn tích luỹ được bà chuyển sang đầu tư 2 sào nhà kính, đầu tư ban đầu để xây dựng nhà kính, hệ thống tưới, lưới cắt nắng 450 triệu đồng để trồng hoa cát tường, dưa leo baby, ớt chuông, cà chua…

Khi trồng hoa cát tường, ớt chuông trong nhà kính rất cần lưới cắt nắng để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn, cho năng suất cao hơn. Điển hình vụ dưa leo baby thu hoạch vào cuối năm 2019 của gia đình bà Dung thu được 14 tấn quả/2 sào, bán giá trung bình 10.000 đồng/kg cho chợ đầu mối ở Đức Trọng, sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu được 70 triệu đồng/2 sào.

Có được kết quả trong canh tác các loại rau, hoa ứng dụng công nghệ cao như trên là nhờ đúc rút kinh nghiệm qua các lứa trồng rau, hoa. Hiện, vườn nhà bag Dung đang trồng sú tim được 42 ngày nhưng đã có thương lái đến tận vườn để đặt mua và một số siêu thị đặt vấn đề thu mua sản phẩm.

Ngoài 2 sào nhà kính, gia đình bà Dung còn đầu tư 50 triệu đồng làm 1,5 sào nhà lưới, 2 sào đất trồng ngoài trời để canh tác lơ xanh và một số loại cây trồng khác.

Qua trao đổi, bà Dung cho biết: “Trồng chuyên canh một loại cây rất khó khi canh tác, sâu bệnh phát triển nhiều, đặc biệt là cây bắp sú khi trồng ngoài trời sâu tơ phát triển nhiều, gây hại cho trái bắp sú bị lỗ và không cuốn chặt, chất lượng kém. Vì vậy, trong canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay, cần phải luân canh cây trồng để mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất trên cùng diện tích đất canh tác”.

Sau mỗi đợt trồng, bà Dung xử lý đất rất kỹ, dùng phân chuồng, lân, vôi ủ vào trong đất sau đó cày ải có thời gian cho đất nghỉ rồi mới tiếp tục trồng lứa mới, có như vậy trồng cây mới bền, ít sâu bệnh. Với 1.000m2 nhà kính, nhà lưới canh tác rau, hoa ứng dụng công nghệ cao như hiện nay nếu được đầu tư chăm sóc tốt, sau khi trừ chi phí, tùy giá bán mỗi thời điểm, tùy từng loại cây lợi nhuận trên cây rau, hoa trung bình đạt 15 - 20 triệu đồng/tháng, nếu so với cà phê thì lợi nhuận cao hơn hẳn.

Ông Phạm Đình Khiêm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đà Loan cho biết: Hội đã phối hợp cùng Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Đà Loan, các đại lý, công ty, vựa rau củ, quả thu mua sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Hiện, xã Đà Loan có 3 mô hình sản xuất liên kết do cấp hội triển khai (mô hình trồng cà chua Beef, mô hình trồng thanh long ruột đỏ xen bơ 034, mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo), các mô hình sản xuất đều có lợi nhuận kinh tế cao...

  • Tags:
Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất