| Hotline: 0983.970.780

Nơi làm ra những quả trứng gà đạt chuẩn VietGAP

Thứ Ba 05/12/2023 , 18:01 (GMT+7)

'Rán thì khó phân biệt nhưng luộc hai loại trứng trại của tôi và của trại đang dùng kháng sinh anh sẽ cảm nhận được sự khác biệt bởi chúng thơm ngon hơn hẳn'.

Anh Lới đang thu trứng trong trại. Ảnh: NNVN.

Anh Lới đang thu trứng trong trại. Ảnh: NNVN.

Anh Đoàn Văn Lới - chủ trại chăn nuôi gà đẻ ở xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội bật mí. Và quả thực, khi tôi làm đúng như thế thì cứ ấn tượng mãi về những quả trứng luộc ăn vừa đậm đà vừa thơm phức. Không chỉ có chất lượng khác biệt số trứng gà ấy được tôi bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh sau 1 tháng mà vẫn tươi nguyên, ngon gần bằng mới. Chẳng thế mà ngay cả những nhân viên bán vacxin của các công ty thuốc hay kỹ thuật của các công ty cám mỗi dịp đến trại của anh đều tranh thủ mua trứng dùng để cho gia đình mình ăn hay để biếu những chỗ thân tình.

Vốn là một giáo viên đam mê nông nghiệp, hơn 10 năm trước anh Lới tiếp quản khu trang trại nuôi chim cút từ bố mình và quyết định chuyển sang nuôi gà Ai Cập đẻ - một xu thế rất mới lúc đó. Nếu như trứng của gà công nghiệp có màu xám thì trứng của gà Ai Cập lại có màu trắng, giống hệt như trứng gà ta, chất lượng cũng khá hơn hẳn, bởi thế được người tiêu dùng ưa chuộng. Đã 3 anh vay vốn từ quỹ khuyến nông TP Hà Nội để mở rộng, phát triển quy mô sản xuất.

Nghề chăn nuôi nói chung và nuôi gà đẻ có quá nhiều thăng trầm, nào là đối diện với giá trứng lúc lên xuống thất thường, với dịch bệnh mà nhất là cúm gia cầm H5N1 khiến cho nhiều trang trại phải phá sản, đóng cửa nhưng anh Lới vẫn quyết tâm bám trụ. Vài năm gần đây nhờ giá trứng khá tốt, phòng dịch thành công mà anh đã tích lũy được khoảng vài tỉ đồng để tái đầu tư và tích lũy vốn. Hiện xã Phúc Lâm đang có khoảng 10 trang trại gà đẻ ở nhiều quy mô từ vài ngàn con đến vài vạn con nhưng trang trại của anh vẫn có cách nuôi, chăm sóc, phòng dịch chặt chẽ và khác biệt nhất.

Anh Lới kiểm tra thức ăn, nước uống của gà. Ảnh: NNVN.

Anh Lới kiểm tra thức ăn, nước uống của gà. Ảnh: NNVN.

Trang trại có tổng cộng 6 khu chuồng ở 2 khu vực khá gần nhau, thiết kế hiện đại và khép kín với hệ thống giàn mát, quạt tản nhiệt, ăn tự động, uống tự động để nuôi hơn 30.000 con gà đẻ, tổng đầu tư lên đến 10 tỉ. Cũng như nhiều cán bộ nông nghiệp đến thăm nơi đây, tôi rất ngạc nhiên khi tuy nuôi gà “kiểu công nghiệp” tức nuôi nhốt hoàn toàn, tập trung với số lượng lớn, dùng cám chế biến sẵn của nhà máy nhưng anh lại không dùng đến thuốc kháng sinh. Tò mò tôi có hỏi và được anh thực thà bộc bạch đó là nhờ vào hai yếu tố quan trọng là nước uống sạch và công nhân chăm sóc tuyệt đối đảm bảo kỹ thuật theo những gì mà chủ bảo.

Anh thuê hai đôi vợ chồng, mỗi cặp làm ở một trại để họ hoàn toàn tự giác lao động, không ganh tị nhau, chờ nhau mà tự dọn dẹp, tự chạy máy khi mất điện, tự kiểm tra hệ thống uống nước không để thiếu dù chỉ một vài phút. Trang trại của anh gà với người cùng uống nước chất lượng như nhau, đều qua hệ thống lọc RO hiện đại với 6 củ, giúp các chỉ số ở dưới ngưỡng an toàn như trong y tế vậy.

Nhờ được phòng bệnh ngay từ đầu bằng việc tiêm vacxin đầy đủ, ăn sạch, uống sạch, sống trong môi trường trong lành nên đàn gà ít mắc bệnh. Khi có một số con chẳng may bị bệnh thì anh chấp nhập loại bỏ ngay chứ không cố chạy chữa bằng thuốc kháng sinh để ảnh hưởng đến sản phẩm trứng. Nhờ đó mà khách hàng của anh, người này dùng thử rồi mách cho người khác, rủ nhau mà mua trứng.

Tuy nhiên sản phẩm vẫn chưa xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu nhận diện riêng, không có bao bì đóng gói dạng chia nhỏ. Do vậy, dù chất lượng ngon hơn, dù đạt chứng nhận VietGAP nhưng giá trứng của anh Lới khi bán vẫn chỉ bằng với trứng bình thường, chỉ trung bình khoảng trên dưới 2.500đ/quả;

Trứng của anh vẫn chưa vào được hệ thống các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị mà chỉ bán cho tư thương hay những người quen tới tận trang trại để mua kiểu nhỏ lẻ. Việc mua bằng giá kiểu cào bằng, không quan tâm lắm đến chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và an toàn vệ sinh thực phẩm này vô hình trung không khuyến khích được người làm ra những sản phẩm tốt và an toàn, không xây dựng được chuỗi liên kết từ sản xuất đến thương mại. Nông nghiệp do đó vẫn nằm ngoài quy hoạch, mang tính thả nổi, nông dân phải tự đối phó với những rủi ro về thị hiếu của thị trường, về dịch bệnh...

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.