| Hotline: 0983.970.780

Những nông dân làm giàu... trên mạng

Thứ Năm 05/11/2009 , 11:57 (GMT+7)

Nhờ biết cập nhật các thông tin trên Internet, nhiều nông dân ở huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) đã ăn nên làm ra.

Nhờ biết cập nhật các thông tin trên Internet, nhiều nông dân ở huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) đã ăn nên làm ra. 

Nông dân xã Hoà Phú tiếp thu kiến thức trồng trọt, chăn nuôi trên mạng

Anh Trần Đức Quốc, 34 tuổi, ở thôn Hoà Trung, xã miền núi Hoà Ninh, huyện Hoà Vang - người có trang trại nuôi heo rừng lớn nhất TP. Đà Nẵng cho biết: "Tôi gây dựng được trang trại này là nhờ thường xuyên cập nhật Internet để thu nhận kiến thức nuôi heo rừng để mà áp dụng...".

 Anh kể: “Xem mạng, tôi thấy nhiều người nuôi heo rừng thu lãi lớn, năm 2004, vay mượn hơn 1,2 tỷ đồng cộng với số tiền của gia đình, tôi mua 1,2ha đất, 1 chiếc xe tải nhỏ và 16 con heo rừng giống từ cơ sở Chín Định (Bình Dương) về nuôi". Đó là trang trại nuôi heo rừng đầu tiên ở TP. Đà Nẵng ra đời tại thôn Hòa Trung (Hòa Ninh). Chỉ bốn năm sau, đàn heo rừng này đã tăng lên hàng trăm con. Anh Quốc cung cấp heo rừng giống và chuyển giao kỹ thuật cho các tỉnh phía Bắc và nhiều trang trại nuôi heo rừng tại địa phương. Hiện nay, trại heo rừng của anh có khoảng gần 150 con. Trong đó lá 38 con heo nái. Anh thành lập Công ty Nhất Trung Sơn có website: www.heorungdanang.vn. Các bạn muốn biết thêm chi tiết, hãy vào trang web “heo rung” nói trên.

Ông Lê Văn Kỳ là một nông dân "đáng nể" ở xã miền núi Hoà Phú. Năm 1980, gia đình ông từ thôn Tuý Loan, xã Hoà Phong (Hoà Vang) vào Hoà Phú xây dựng kinh tế mới. Ngày ấy, vùng này hoang sơ lắm. Cuộc mưu sinh của ông, bắt đầu bằng đốn củi, đốt than, giữ bò, nấu rượu, vá xe... Từ 10 con heo, dăm con bò trong những năm đầu, nay đàn bò của gia đình ông có gần 100 con, đàn heo vài chục con. Ông còn trồng 1 ha rừng, 5 sào chuối... mỗi năm thu nhập khoảng 50 triệu đồng. Gia đình ông được công nhận là SXKD giỏi cấp xã, cấp huyện, gia đình văn hoá nhiều năm liền. Với thành tích này, ông được nông dân tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng HND thôn Hoà Hải.

Kiến thức tạo ra sản phẩm mới

Tại hội thi Kiến thức nhà nông huyện Hòa Vang năm 2009 vừa qua thấy khá nhiều gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú. Trong đó có nhiều sản phẩm mới của nông dân như cỏ Nhật, cá lăng nha (Hoà Khương), thỏ Newdilan (Hoà Phong), gà Ai Cập, rau mầm (Hoà Phước), bồ câu nuôi nhốt (Hoà Châu), giống măng tre điềm trúc (Hoà Bắc, Hoà Phú…)…

Những sản phẩm trên, có loại mặc dầu trong giai đoạn thể nghiệm nhưng xem ra có nhiều hiệu quả đáng khích lệ. Những thành quả nói trên, nhờ sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành ra là sự tìm tòi, học hỏi của nông dân.

Ông Nguyễn Tấn Thành - Phó Chủ tịch Hội ND xã Hoà Phú cho biết: “Ông Kỳ rất siêng học vi tính. Từ khi xã có máy vi tính, ba tháng liền, bất kể mưa hay nắng, ngày nào ông cũng đạp xe 70km cả đi lẫn về xuống trung tâm TP. Đà Nẵng để học vi tính".

Tìm thông tin kiến thức sản xuất, chăn nuôi, các mô hình tiên tiến trên mạng, ông in ra rồi phát cho hội viên có nhu cầu. Nhiều người từ thông tin ông cung cấp đã ăn nên làm ra. Ông còn tình nguyện hướng dẫn cho các chi hội trưởng trong xã cách lên mạng tìm thông tin nhanh nhất để cung cấp cho hội viên. Hàng ngày, các nông dân trong xã muốn tìm hiểu kiến thức chăn nuôi, trồng trọt hoặc mô hình mới như nuôi nhím, nuôi ếch… trên mạng, Hội Nông dân Hoà Phú đáp ứng ngay.

Với bút danh Lê Quốc Kỳ, Hoà Vang, ông đang là cộng tác viên thường xuyên của hơn 10 tờ báo. Ông tâm sự: “Nhờ tiền nhuận bút, tôi đã “tậu” được cái laptop đời mới nhất để gửi bài cho các báo và nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, hiện nay các xã miền núi phía tây Hoà Vang đã có đường truyền Internet độ cao (ADSL) để người dân thu thập thêm kiến thức nhằm lấp dần khoảng cách thông tin giữa khu vực thành phố với nông thôn, miền núi".

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất