| Hotline: 0983.970.780

Nhiều chính sách hỗ trợ cải tạo giống bò

Thứ Bảy 10/10/2020 , 21:10 (GMT+7)

Nhờ thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ cải tạo giống bò theo Nghị quyết 123 của HĐND tỉnh, đến nay tỷ lệ đàn bò lai của Hà Tĩnh đạt gần 60%.

Tỷ lệ đàn bò lai chiếm gần 60% tổng đàn bò toàn tỉnh

Tỷ lệ đàn bò lai chiếm gần 60% tổng đàn toàn tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Tỷ lệ đàn bò lai chiếm gần 60% tổng đàn toàn tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Hơn một thập kỷ trước, chương trình cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn bò được triển khai trên địa bàn Hà Tĩnh. Thời điểm đó, do kinh phí hạn hẹp, ý thức của người dân trong việc cải tạo đàn bò còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao.

Kiên trì tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi, ban hành các chính sách hỗ trợ, đồng thời, chỉ đạo Trung tâm khuyến nông tỉnh và Trung tâm ứng dụng chuyển giao KHKT - bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi (Trung tâm ứng dụng) các huyện trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật phối giống, chăn nuôi, góp phần giúp bà con Hà Tĩnh thay đổi hẳn tư duy từ bị động sang chủ động nâng cao tầm vóc đàn bò.

Hương Sơn, Can Lộc, Nghi Xuân, Vũ Quang, Đức Thọ… là những địa phương dẫn đầu toàn tỉnh trong việc thực hiện chương trình nâng cao tầm vóc đàn bò. Theo ông Đỗ Thanh Tình, Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng huyện Hương Sơn, khoảng 5 năm nay, đàn bò lai tạo ở huyện Hương Sơn thường xuyên có tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

“Hiện tổng đàn bò toàn huyện đạt gần 35.000 con, trong đó bò lai chiếm hơn 20.000 con. Các giống bò Brahman, BBB, Zêbu…người chăn nuôi rất ưa chuộng”, ông Tình nói.

Năm 2018, gia đình anh Hoàng Huỳnh Ngư, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn đầu tư nuôi 10 con bò lai Zêbu và BBB. Năm 2020 có 6 con bò bắt đầu sinh sản, dự kiến sắp tới xuất bán bê, doanh thu đạt trên dưới 100 triệu đồng.

Anh Ngư cho biết, trước đây chăn nuôi bò cỏ hiệu quả kinh tế chỉ đạt khoảng 60% so với nuôi bò lai. Đăc biệt, bê lai dễ nuôi, phàm ăn, lớn nhanh và ít dịch bệnh; thích nghi rất tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Hà Tĩnh.

Đồng ý kiến, anh Nguyễn Quốc Bình, xã Quang Diệm nói: “Trước đây giống bê sinh ra từ con bò cỏ chỉ bán được 7 – 8 triệu đồng/con thì nay bê lai bán được 14 – 15 triệu đồng/con. Đặc biệt, khi bán bò thịt, lượng thịt từ bò lai cao gấp gần 2 lần so với giống bò cỏ”.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Trường Giang, Phó phòng chuyển giao khoa học kỹ thuật (Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh) thông tin, sau nhiều lần thay đổi chính sách, năm 2019 – 2020, Chương trình cải tạo giống bò được thực hiện theo chính sách 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh.

Các giống bò Brahman, BBB, Zêbu rất được người chăn nuôi ưa chuộng. Ảnh: Thanh Nga.

Các giống bò Brahman, BBB, Zêbu rất được người chăn nuôi ưa chuộng. Ảnh: Thanh Nga.

Kết quả, năm 2019, số lượng bò vàng phối có chửa với giống Brahman đạt 9.780 con; giống F1 lai với bò BBB đạt 3.655 con. 6 tháng đầu năm 2020 phối giống được 9.763 con bò nái, trong đó có 4.366 con được phối bằng tinh bò BBB.

“Qua theo giõi của Trung tâm và đánh giá của các dẫn tinh viên thì tỉ lệ phối giống có chữa khi sử dụng tinh bò đực BBB phối giống cho bò nái lai Zêbu đạt tỷ lệ khá cao. 

Bò nái sau khi được phối giống phát triển khá tốt, không có biểu hiện bất thường về sinh lý, nhưng để đạt hiệu quả cao nhất nên phối giống cho những bò nái lai Zêbu có 50% máu Zêbu trở lên và đã đẻ từ lứa thứ hai đến lứa đẻ thứ tư”, ông Giang nói.

Hỗ trợ hơn 3,3 tỷ đồng

Để kích cầu việc nâng cao tầm vóc đàn bò, HĐND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết 123 hỗ trợ với tổng kinh phí năm 2019 đến 6 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 3,3 tỷ đồng. Trong đó, năm 2019 hỗ trợ hơn 1,8 tỷ; 6 tháng đầu năm 2020 hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng. 

“Bà con chỉ trả tiền công phối cho dẫn tinh viên còn tinh bò, vật tư như găng tay, nitơ, ống gen được tỉnh hỗ trợ 100%”, ông Nguyễn Trường Giang cho biết.

Chính sách hỗ trợ cải tạo giống bò đã giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Ảnh: Thanh Nga.

Chính sách hỗ trợ cải tạo giống bò đã giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Ảnh: Thanh Nga.

Việc ban hành chính sách hỗ trợ đã cho thấy tính hiệu quả của việc cải tạo giống bò cực kỳ lớn. 

Bây giờ, nhu cầu sử dụng tinh bò lai của người dân hoàn toàn tự nguyện, thường xuyên năm sau cao hơn năm trước; các giống bò có tầm vóc lớn như BBB được người chăn nuôi ưa chuộng, đưa vào lai tạo trên đàn bò của gia đình.

“Để tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách cải tạo giống bò, tăng tỷ lệ đàn bò lai Zêbu và hình thành các vùng chăn nuôi bò chuyên thịt lai BBB, góp phần cơ cấu lại nghành chăn nuôi theo hướng phát triển bền vững, Sở NN-PTNT kiến nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục bổ sung kinh phí mua tinh, vật tư cải tạo giống bò của năm 2020 cho Trung tâm khuyến nông tỉnh. 

Đồng thời, xây dựng chính sách hỗ trợ giai đoạn 2021 – 2025, phấn đấu cải tạo giống bò đạt tỷ lệ 100%”, một lãnh đạo Sở NN-PTNT Hà Tĩnh nhấn mạnh.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.