| Hotline: 0983.970.780

Nhân rộng mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm ở Cần Thơ

Thứ Ba 01/10/2024 , 07:12 (GMT+7)

Cần Thơ Mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm rạ giúp nông dân nâng cao thu nhập, khắc phục tình trạng không đốt bỏ rơm trên đồng vừa lãng phí và làm ô nhiễm môi trường.

Sau khi thu hoạch lúa lượng rơm trên đồng rất lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sau khi thu hoạch lúa lượng rơm trên đồng rất lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành nông nghiệp TP Cần Thơ phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) và các đơn vị liên quan đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn nông dân trong quản lý và khai thác, sử dụng nguồn rơm từ quá trình sản xuất lúa theo hướng kinh tế tuần hoàn.

\Đây là chương trình nằm trong Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Qua đó, đã giúp nông dân có điều kiện nâng cao thu nhập và khắc phục tình trạng không còn đốt bỏ rơm rạ trên đồng ruộng vừa lãng phí, vừa tác động xấu đến môi trường.

Theo đó, IRRI đã ký kết, bàn giao máy trộn phân bón hữu cơ tự hành cho HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Tiến Thuận tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) để giúp nông dân thực hiện quy trình xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ. Đồng thời tập huấn kỹ thuật sản xuất để xã viên HTX phát triển mô hình kinh doanh phân hữu cơ từ rơm.

Theo ông Nguyễn Cao Khải, Giám đốc HTX Tiến Thuận (xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh) - địa phương có lợi thế trong việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn vì nguồn rơm rạ rất dồi dào. Tuy nhiên, việc thu gom còn gặp nhiều khó khăn do chi phí thuê nhân công rất cao. Bên cạnh đó, do chưa biết cách xử lý rơm thành phân hữu cơ cũng như chưa được tập huấn kỹ thuật nên nông dân chưa thể tận dụng nguồn phụ phẩm này. Qua thông tin từ các chuyên gia IRRI, nông dân mong muốn sớm được tập huấn để áp dụng quy trình sản xuất phân hữu cơ nhằm tăng thêm thu nhập.

Mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm rạ giúp nông dân nâng cao thu nhập, khắc phục tình trạng không đốt bỏ rơm trên đồng vừa lãng phí và làm ô nhiễm môi trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm rạ giúp nông dân nâng cao thu nhập, khắc phục tình trạng không đốt bỏ rơm trên đồng vừa lãng phí và làm ô nhiễm môi trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Ðồng Văn Cảnh, Giám đốc HTX New Green Farm (phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt) cho biết: Thời gian qua nông dân tại HTX đã sử dụng rơm trong quá trình sản xuất lúa để trồng nấm rơm nhằm nâng cao thu nhập theo các mô hình trồng nấm rơm ngoài trời và trồng trong nhà giúp chủ động với các điều kiện thời tiết bất lợi. Không dừng lại ở đó, rơm thải ra từ quá trình trồng nấm tiếp tục được tái sử dụng để làm phân bón hữu cơ phục vụ lại cho trồng trọt.

Hiện nay, HTX New Green Farm đã sử dụng nguồn rơm thải ra từ quá trình trồng nấm kết hợp các phế phụ phẩm khác trong nông nghiệp như tro trấu, mụn dừa, phân bò... để làm ra sản phẩm phân bón hữu cơ. Loại phân bón này giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng nên được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Phân bón được sản xuất trải qua quy trình gồm nhiều công đoạn ủ trộn kéo dài khoảng 45 ngày.

Ngành nông nghiệp TP Cần Thơ và IRRI đã hỗ trợ cho nhiều nông dân, HTX thực hiện quy trình xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành nông nghiệp TP Cần Thơ và IRRI đã hỗ trợ cho nhiều nông dân, HTX thực hiện quy trình xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện HTX có 40 thành viên, diện tích canh tác hơn 40ha. HTX còn nhận làm dịch vụ cho 101 hộ dân với diện tích 148,78ha. Ðược sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp TP Cần Thơ cùng các viện, trường, nông dân tại HTX đã thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn và quản lý, khai thác rơm theo hướng kinh tế tuần hoàn từ năm 2022.

Ðể sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm, HTX đã ứng dụng máy móc cơ giới phục vụ khâu đảo trộn phù hợp với quy mô và sản lượng lớn đến hàng chục tấn/mẻ, qua đó giúp tiết kiệm khoảng 40-60% chi phí thuê nhân công.

Theo đại diện HTX New Green Farm, việc sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm để bón cho lúa, kết hợp với áp dụng kỹ thuật “1 phải 5 giảm”, nông dân tại HTX có thể giảm được 40% lượng phân hóa học sử dụng và giảm nhiều chi phí đầu vào, từ đó lợi nhuận trồng lúa có thể tăng hơn 3,49 triệu đồng/ha. Mô hình tận dụng được toàn bộ phụ phẩm nên bà con còn có thu nhập tăng thêm từ việc sử dụng rơm để trồng nấm rơm.

Phân bón hữu cơ từ rơm rạ thành phẩm mang đi phục vụ lại cho cây trồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phân bón hữu cơ từ rơm rạ thành phẩm mang đi phục vụ lại cho cây trồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ, từ những thành công bước đầu tại mô hình nông nghiệp tuần hoàn của HTX New Green Farm, ngành nông nghiệp đang tiếp tục phối hợp cùng IRRI và các đơn vị liên quan nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố. Tiếp tục tích cực hỗ trợ nông dân và các HTX trong tiếp cận, ứng dụng các quy trình công nghệ và máy móc, thiết bị cơ giới trong thu gom rơm, khai thác sử dụng rơm và xử lý rơm làm phân bón hữu cơ. Từ đó nâng cao được giá trị sản xuất, đồng thời cũng hạn chế được việc sử dụng phân bón vô cơ và sẽ kéo giảm được phát thải khí nhà kính.

Xem thêm
Hỗ trợ người dân chuyển đổi sang chăn nuôi quy mô trang trại

ĐỒNG THÁP Đó là một trong nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp đề ra đến cuối năm 2025.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất