| Hotline: 0983.970.780

Người tiên phong đầu tư giết mổ gia súc đạt chuẩn ở miền Tây

Thứ Hai 09/06/2025 , 22:02 (GMT+7)

Mô hình giết mổ gia súc tại cơ sở giết mổ Phong Mai (tỉnh Tiền Giang) hướng đến thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng.

Trong bối cảnh tỉnh Tiền Giang đang tồn tại nhiều cơ sở giết mổ gia súc nhỏ lẻ, hoạt động trái phép gây nguy cơ lây lan dịch bệnh, việc phát triển các lò giết mổ tập trung đạt chuẩn là vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ góp phần kiểm soát tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Trang thiết bị được đầu tư bài bản, dọn dẹp sạch sẽ sau mỗi đêm. Ảnh: Minh Đảm.

Trang thiết bị được đầu tư bài bản, dọn dẹp sạch sẽ sau mỗi đêm. Ảnh: Minh Đảm.

Lò giết mổ Phong Mai tại ấp Quý Tinh, xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) được xem như một mô hình “kiểu mẫu” hướng đến cung cấp sản phẩm sạch đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng.

Năm 2016, nhận được vận động của các cơ quan chức năng, ông Nguyễn Thanh Phong, chủ một cơ sở giết mổ với quy mô nhỏ, đã đầu tư trên 100 tỷ đồng xây dựng lò giết mổ tập trung rộng khoảng 1 ha nằm gần tuyến tránh thị xã Cai Lậy.

Cơ sở bao gồm 4 khu chức năng được trang bị thiết bị hiện đại trị giá hơn 40 tỷ đồng, với công suất giết mổ đạt 80 con/giờ. Đặc biệt, lò còn tích hợp một nhà máy xử lý nước thải công suất 300 m3/ngày đêm, đạt chuẩn môi trường. Nước thải sau khi được xử lý qua hệ thống biogas tiếp tục được xả ra ao lắng rộng hơn 5.000 m2. Nguồn nước tiếp tục được sử dụng để tưới cho 1 ha cây ăn trái. Hiện nay, lò giết mổ Phong Mai hoạt động ổn định, tuy nhiên so với công suất thiết kế còn hơi khiêm tốn chỉ khoảng 60 con heo được giết mổ mỗi đêm.

Heo hơi được giết mổ phải rõ nguồn gốc, được kiểm dịch. Ảnh: Minh Đảm.

Heo hơi được giết mổ phải rõ nguồn gốc, được kiểm dịch. Ảnh: Minh Đảm.

Ông chủ lò khẳng định heo được đưa vào giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng và đã qua kiểm soát dịch bệnh; tuyệt đối không nhận giết mổ heo bệnh, chưa kiểm dịch. Nguồn heo hơi đầu vào tại cơ sở Phong Mai hiện nay được cung ứng từ các trại heo của các doanh nghiệp lớn nuôi tại Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bình Phước.

Ngoài ra, ông cũng nhận giết mổ cho các tiểu thương lái có nhu cầu với chi phí khoảng 170.000 đồng/con. Dĩ nhiên, nguồn heo hơi đầu vào phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn của quy trình kiểm soát giết mổ an toàn của cơ sở. Heo của tiểu thương sẽ được cơ sở quản lý tận tình, an toàn dịch bệnh.

Quá trình giết mổ, được giám sát bởi cán bộ thú y và sản phẩm thịt heo được đóng dấu kiểm dịch hàng đêm trước khi cung ứng ra thị trường. Hiện, mỗi ngày cơ sở này cung cấp hơn 5 tấn thịt heo mỗi đêm cho thương lái phục vụ các chợ tại Tiền Giang. Sản phẩm được giao bằng xe chuyên dùng đảm bảo an toàn vệ sinh đến tay các tiểu thương, người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Thanh Phong kiểm tra hệ thống xử lý nước thải. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Thanh Phong kiểm tra hệ thống xử lý nước thải. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Thanh Phong chia sẻ, vẫn đang rất trăn trở về vấn nạn giết mổ lậu, bởi điều này tiềm tàng rủi ro dịch bệnh lớn cho người tiêu dùng. Ông sẵn sàng đầu tư trang thiết bị, mở rộng cơ sở nếu nhu cầu giết mổ heo an toàn gia tăng.

“Tôi muốn làm cơ sở giết mổ tại tỉnh Tiền Giang là để phục vụ đời sống người dân, cung cấp thịt heo chất lượng. Cơ sở giết mổ phải đạt chuẩn theo đúng quy định, quy hoạch của nhà nước, đạt các tiêu chí, điều kiện đặt ra; trong đó khó nhất là xây nhà máy xử lý nước thải. Bây giờ tôi đang trăn trở việc giết mổ lậu cũng đã ảnh hưởng đến việc thương lái lựa chọn giết mổ tập trung. Con heo đã nhiễm dịch bệnh rồi thì biết bao nhiêu người ăn", ông Phong nói.

Chị Võ Thanh Vân, một tiểu thương chuyên kinh doanh thịt tại chợ Trung Lương (thành phố Mỹ Tho), đánh giá cao chất lượng thịt từ lò giết mổ Phong Mai. Chị cho biết nguồn thịt này luôn nhận được sự tín nhiệm của khách hàng nhờ tuân thủ quy trình sản xuất chặt chẽ, từ khâu giết mổ đến bảo quản lạnh.

“Chỗ này giết mổ sạch sẽ, kỹ lưỡng lắm. Hàng ngày, tôi mua ở đây hàng trăm kí để bán lẻ và bỏ mối cho các quán cơm, bạn hàng ở các chợ. Nói chung, thịt ngon lắm, khách hàng của mình thích lắm mới mua bán được nhiều như vậy”, chị Vân khẳng định.

Nước thải ra ao lắng đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Ảnh: Minh Đảm.

Nước thải ra ao lắng đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Ảnh: Minh Đảm.

Đàn heo của tỉnh Tiền Giang hiện có hơn 300.000 con. Để phục vụ nhu cầu nội tỉnh, địa phương cấp phép nhiều lò giết mổ tập trung. Tuy nhiên, chỉ số ít các lò đạt chuẩn theo quy định. Sự tồn tại của các cơ sở giết mổ lậu vẫn là vấn đề đáng quan tâm cho sức khỏe cộng đồng và môi trường. Vì vậy, việc nhân rộng mô hình “kiểu mẫu” như lò giết mổ Phong Mai là rất cần thiết.

Ông Hồ Huỳnh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tiền Giang nhận xét: Lò mổ Phong Mai là một trong những lò giết mổ được đầu tư tốt nhất trong tỉnh, từ cơ sở vật chất kiên cố đến quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn, đủ các điều kiện hoạt động.

Xem thêm
Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số

Viện Chăn nuôi và Thú y mới cần được kiến tạo từ hạt nhân khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số.

Lúa bốc mùi do ngâm nước lũ lâu ngày

QUẢNG BÌNH Cánh đồng lúa đã nhô lên khỏi mặt nước. Nhưng bông lúa vàng đã chuyển màu và bắt đầu lên mộng. Cánh đồng dậy lên mùi chua, mùi đắng của hạt thóc bị hư…

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Cả bản nuôi cá dầm xanh, vươn lên làm giàu

THANH HÓA Bản Pượn, xã Trung Sơn (huyện Quan Hóa) có 39 hộ thì có tới 34 hộ nuôi cá dầm xanh. Nghề nuôi cá dầm xanh ở đây có công lớn của ông Hà Văn Khường.

Bảo vệ động vật hoang dã, ngăn tiếng kêu ai oán giữa rừng xanh

Sáng ngày 13/6, báo Pháp Luật TPHCM tổ chức tọa đàm ‘Bảo vệ động vật hoang dã nhìn từ luật pháp và lương tâm’ nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Bình luận mới nhất