| Hotline: 0983.970.780

Nghề muối Bạc Liêu cần sản xuất theo hướng đa dịch vụ

Chủ Nhật 04/04/2021 , 08:34 (GMT+7)

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, nghề muối Bạc Liêu cần sản xuất theo hướng đa dịch vụ, liên kết doanh nghiệp, nhằm nâng cao giá trị chuỗi liên kết.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (bên phải) kiểm tra tình hình sản xuất muối tại xã Điền Hải, huyện Đông Hải. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (bên phải) kiểm tra tình hình sản xuất muối tại xã Điền Hải, huyện Đông Hải. Ảnh: Trọng Linh.

Ngày 3/4, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đã đến làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu về phát triển nghề muối của tỉnh. Đoàn công tác đã đến làm việc tại Công ty Cổ phần Muối Bạc Liêu và tham quan một số HTX làm muối trên địa bàn huyện Đông Hải.

Ông Phạm Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Nghề muối Bạc Liêu là nghề truyền thống được hình thành và phát triển hơn 100 năm. Vùng sản xuất muối của tỉnh tập trung ở các huyện ven biển từ TP Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải.

Hiện nay, diện tích làm muối duy trì trên 1.500 ha. Năm 2013, sản phẩm muối Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt, cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu còn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Tuy nhiên, nghề muối luôn đứng trước những thách thức rất lớn như: Phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết, kết cấu hạ tầng muối bị hạn chế, giá muối thấp, được mùa thì mất giá… nên đời sống diêm dân gặp khó khăn.

Trong mùa vụ 2020 - 2021, toàn tỉnh có trên 1.500 ha sản xuất muối (giảm khoảng 2.000 ha so với năm 2011), trong đó huyện Đông Hải trên 1.300 ha, huyện Hòa Bình trên 180 ha và TP Bạc Liêu khoảng 80 ha. Diện tích sản xuất theo truyền thống (phơi trên nền sân đất) gần 1.400 ha và theo phương pháp trải bạt khoảng 100 ha.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam tham quan Công ty muối Bạc Liêu tại xã Long Thạnh (huyện Vĩnh Lợi). Ảnh: Trọng Linh.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam tham quan Công ty muối Bạc Liêu tại xã Long Thạnh (huyện Vĩnh Lợi). Ảnh: Trọng Linh.

Ông Hồ Thanh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Muối Bạc Liêu, cho biết: Qua hơn 25 năm thành lập và phát triển, hiện nay, công ty đã có 7 sản phẩm từ muối: Muối tinh, muối hạt sạch, muối hạt sạch sấy, muối tinh sấy i-ốt, muối ớt, muối ớt tôm và muối tiêu… phục vụ thị trường trong nước. Hiện nay, sản phẩm muối của công ty đã có mặt ở các hệ thống siêu thị lớn như: Big C, Cop Mart, Vinmart… với 300 cửa hàng tại 13 tỉnh thành vực phía nam, với sản lượng chế biến 35 tấn muối/ngày.

Ngoài ra, công ty xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc… bình quân mỗi tháng khoảng 100 tấn muối/tháng.

Theo ông Tuấn, với sản lượng xuất khẩu như hiện tại quá thấp so với tiềm năng của công ty. Tuy nhiên, do giá thành sản xuất quá cao nên khó cạnh tranh với các tỉnh thành khác. Đặc biệt, chi phí vận chuyển đã chiếm tới 40% giá muối.

Anh Trần Văn Thưa, Chủ tịch HTX Diêm nghiệp Doanh Điền, tại xã Điền Hải (huyện Đông Hải) chia sẻ: Hợp tác xã hiện có 57 thành viên, vụ muối năm 2020 - 2021 HTX canh tác 69 ha (trong đó, có 8 ha được trải bạt), năng suất đạt khoảng 1.800 - 2.000 giạ/ha, với giá muối đen hiện tại được thương lái thu 550 - 600 đồng/kg, muối trắng 1.100 - 1.200 đồng/kg, trừ các chi phí mỗi ha chỉ còn lãi 30 triệu đồng/ha đối với diện tích trải bạt, còn diện tích không trải bạt chỉ lãi khoảng 15 triệu đồng/ha.

Năm 2020, nghề muối Bạc Liêu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: Trọng Linh.

Năm 2020, nghề muối Bạc Liêu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, khẳng định: Để năng cao giá trị sản xuất muối thì cần có kế hoạch quy hoạch tổng thể, kết hợp nhiều nguồn như nguồn nông thôn mới hay nguồn từ khuyến nông… Trước hết, tỉnh Bạc Liêu cần xác định lại diện tích sản xuất muối sao cho phù hợp nhất, sau đó báo cáo với Bộ NN-PTNT để tham mưu với Thủ tướng Chính phủ. Thứ hai, Bạc Liêu cần xây dựng mô hình điểm sản xuất muối.

“Bên cạnh đó, để năng cao giá trị nghề muối, Bạc Liêu cần sản xuất theo hướng đa dịch vụ, giảm lao động thủ công. Ngoài ra, cần tìm doanh nghiệp để liên kết, nâng cao chuỗi liên kết giá trị”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.