| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn tình trạng xâm lấn đất rừng phòng hộ để trồng cây

Thứ Ba 20/05/2025 , 23:09 (GMT+7)

Ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng xâm lấn rừng phòng hộ là yêu cầu cấp bách nhằm bảo vệ tài nguyên và đảm bảo môi trường sinh thái cho cộng đồng.

Xâm lấn đất rừng - vấn đề nhức nhối

Tình trạng người dân xâm lấn đất rừng phòng hộ để trồng cây là một trong những vấn đề nhức nhối của tỉnh Quảng Nam. Để ngăn chặn hành vi này, những năm qua, tỉnh này đã quyết liệt trong công tác điều tra, xử lý dứt điểm các vụ phá rừng, lấn, chiếm đất rừng xảy ra trên địa bàn. Đồng thời phối hợp kiểm tra ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về lâm nghiệp nói chung và hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất rừng nói riêng.

Cây rừng trong rừng phòng hộ Phú Ninh bị đốn hạ được lực lượng chức năng phát hiện. Ảnh: VT.

Cây rừng trong rừng phòng hộ Phú Ninh bị đốn hạ được lực lượng chức năng phát hiện. Ảnh: VT.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh và ven biển Quảng Nam cho biết, hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp mà đơn vị đang quản lý khoảng hơn 11.000ha thuộc 2 huyện Phú Ninh và Núi Thành. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên hơn 5.600 ha và diện tích rừng trồng trên 5.000ha. Trong tổng số rừng trồng thì có đến 4.300ha người dân đang xâm canh trái phép chủ yếu là trồng cây keo.

Theo ông Võ Hùng Nhân, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh và ven biển Quảng Nam, việc người dân xâm canh trái phép này diễn ra trong những năm trước. Từ năm 2012 đến năm 2018, đơn vị chưa thể thống kê cụ thể trường hợp người dân lấn đất rừng phòng hộ để trồng keo, tuy nhiên những trường hợp nào lấn chiếm đất rừng đơn vị yêu cầu hoàn trả lại nguyên trạng và lập biên bản xử lý.

“Gần đây nhất, tại khu vực tiểu khu 582, chúng tôi phát hiện hộ Nguyễn Thanh H. lấn chiếm 4,2 ha và hộ ông Nguyễn Văn P. lấn chiếm gần 4ha và còn có nhiều hộ dân khác lấn chiếm đất rừng trồng keo. Hiện đơn vị đã lập biên các hộ dân lấn chiếm đất rừng để trồng keo xử lý theo đúng quy định pháp luật”, ông Nhân thông tin.

Cần sớm giao rừng để quản lý

Theo ông Võ Hùng Nhân, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh và ven biển Quảng Nam, để ngăn chặn tình người dân xâm lấn đất rừng phòng hộ, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh và ven biển Quảng Nam, đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch tuần tra, kiểm tra, truy quét, chốt chặn tại các điểm nóng về phá, lấn chiếm đất rừng, thực hiện ký kết quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, chính quyền địa phương.

Người dân ở huyện Phú Ninh lấn chiếm đất rừng phòng hộ để trồng keo. Ảnh: L.K.

Người dân ở huyện Phú Ninh lấn chiếm đất rừng phòng hộ để trồng keo. Ảnh: L.K.

Đối với diện tích đất xâm canh trong những giai đoạn trước cần có nguồn kinh phí khá lớn để đo đạc, rà soát, xác định người xâm canh cụ thể để có hướng xử lý.

“Để giải quyết được tình trạng lấn chiếm, xâm canh trái phép đối với diện tích rừng phòng hộ Phú Ninh, đơn vị đề nghị cấp có thẩm quyền chỉ đạo các cấp, các ngành, chính quyền địa phương cùng vào cuộc để xử lý và sớm có quyết định giao đất, giao rừng để đơn vị có đầy đủ tư cách pháp nhân là chủ rừng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định của Luật đất đai, Luật lâm nghiệp”, ông Nhân nói thêm.

Ông Trần Văn Thu, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2024, Hạt kiểm lâm Nam Quảng Nam đã phối hợp với các ngành chức năng của huyện Phú Ninh tổ chức 22 đợt tuần tra, truy quét trên địa bàn, phát hiện xác lập hồ sơ 4 vụ vi phạm, trong đó 3 vụ hành chính và 1 vụ vi phạm hình sự về tội vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản. Đến nay vụ việc đã khởi tố, chuyển cơ quan điều tra để xử lý.

Thời gian tới, đơn vị tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan xác định cụ thể các khu vực có nguy cơ xảy ra các hành vi vi phạm Luật lâm nghiệp và căn cứ tình hình thực tế tại các địa phương tham mưu UBND huyện kế hoạch phối hợp các lực lượng có liên quan trên địa bàn tổ chức, chốt chặn, tuần tra, kiểm tra, truy quét. Đồng thời phối hợp với các ngành chức năng rà soát toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp, đề xuất xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm”, ông Thu nói.

Xem thêm
Người nuôi heo có lời nhưng vẫn dè dặt tái đàn

ĐBSCL Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá, tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh và chi phí cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn tái đàn.

Chi hơn 144 tỷ đồng phòng, chống dịch bệnh động vật

HẢI PHÒNG Từ năm 2015 đến nay, Hải Phòng đã ban hành tới 27 văn bản để cụ thể hóa Luật Thú y 2015 và dành hàng trăm tỷ đồng để phòng, chống dịch bệnh hàng năm.

Vải Hải Dương được mùa, bắt đầu vào vụ thu hoạch

Công tác chuẩn bị thu hoạch, tiêu thụ, xuất khẩu vải tại huyện Thanh Hà hoàn tất, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của bạn hàng trong và ngoài nước.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Tàu cá nằm bờ vì thiếu lao động đi biển

Đà Nẵng Là trung tâm kinh tế biển của khu vực, nhưng Đà Nẵng đang khan hiếm lao động đi biển, khiến nhiều tàu cá phải nằm bờ, ảnh hưởng đến nỗ lực chống khai thác IUU.