| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao giá trị ngành hàng cá tra từ phụ phẩm

Thứ Năm 24/10/2024 , 11:17 (GMT+7)

Đồng Tháp Việc tận dụng phụ phẩm từ cá tra không chỉ góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm mà còn mang lại lợi ích lớn về mặt môi trường và kinh tế.

9 tháng đầu năm 2024 diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 2.300ha, với sản lượng hàng năm đạt hơn 500.000 tấn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

9 tháng đầu năm 2024 diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 2.300ha, với sản lượng hàng năm đạt hơn 500.000 tấn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng Tháp là một trong những tỉnh trọng điểm trong ngành nuôi trồng và chế biến cá tra của Việt Nam. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Đồng Tháp, 9 tháng đầu năm 2024 diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh khoảng 2.300ha, với sản lượng hàng năm đạt hơn 500.000 tấn. Đặc biệt, cá tra từ Đồng Tháp không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

Hoạt động chế biến và xuất khẩu cá tra đã được cải thiện đáng kể, quản lý chất lượng hàng xuất khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 22 doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, các doanh nghiệp hàng đầu làm nên dấu ấn cho ngành hàng cá tra của Đồng Tháp như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty TNHH Hùng Cá, Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy sản Hoàng Long, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia IDI, Công ty Cổ phần thủy sản Trường Giang. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra đều áp dụng chương trình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế như HACCP, BRC, Global GAP, IFS, ASC và chứng chỉ BAP... đa phần phục vụ xuất khẩu sang 134 quốc gia, trong đó có các thị trường chủ lực như: Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, EU, Anh, Mexico, Brazil, Colombia…

Thị trường xuất khẩu đa dạng là cơ hội để cá tra Đồng Tháp vươn xa và khẳng định chất lượng. Không chỉ có sản phẩm truyền thống là cá tra phi lê, các doanh nghiệp Đồng Tháp ngày càng chú trọng đến tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, chất lượng cao từ cá tra như: Chiết xuất collagen, genlatin, dầu cá Ranee, da cá tra sấy…

Trong quá trình chế biến cá tra, có tới 60-70% trọng lượng cá bị loại bỏ dưới dạng phụ phẩm như đầu, xương, da, mỡ và nội tạng. Nếu không được xử lý đúng cách, lượng phụ phẩm này sẽ trở thành một gánh nặng lớn về mặt môi trường do chi phí xử lý chất thải. Tuy nhiên, những phụ phẩm này lại chứa nhiều dưỡng chất quý giá, có thể được tận dụng để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao.

Chế biến xuất khẩu cá tra tại Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chế biến xuất khẩu cá tra tại Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các doanh nghiệp tại Đồng Tháp cũng nhận thức được tiềm năng của việc chế biến phụ phẩm. Ông Ong Hàng Văn, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Trường Giang cho biết: “Trước đây chúng tôi chỉ tập trung vào xuất khẩu phi lê cá tra, nhưng với sự phát triển của công nghệ chế biến hiện đại, giờ đây chúng tôi có thể tận dụng gần như toàn bộ con cá để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều này không chỉ tăng doanh thu mà còn giúp chúng tôi giảm được chi phí xử lý chất thải”.

Đi đầu trong lĩnh vực sản xuất collagen và gelatin từ da cá tra là Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, doanh nghiệp dẫn đầu về chế biến, xuất khẩu thủy sản đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Việc sản xuất collagen và gelatin từ da cá giúp các công ty Vĩnh Hoàn tối ưu hóa được chi phí và lợi nhuận khi tận dụng phụ phẩm trong quá trình sản xuất sản phẩm cốt lõi là cá tra phi lê. Theo đó, thay vì bị bỏ đi, da cá được dùng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất collagen và gelatin. Đây cũng là chiến lược “zero waste” mà Vĩnh Hoàn và nhiều công ty chế biến thực phẩm khác đang theo đuổi.

Khai thác giá trị khác từ phụ phẩm là mỡ cá tra, Công ty Cổ phần Dầu cá Châu Á tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (thuộc Tập đoàn Sao Mai An Giang) đã tinh luyện thành công sản phẩm dầu cá, với thương hiệu “Ranee”. Đây là dầu ăn dinh dưỡng 100% từ cá, chứa đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Công suất sản xuất của nhà máy đạt 400 tấn nguyên liệu/ ngày. Theo đó, mỡ cá nguyên liệu được trích từ cá nuôi theo quy trình khép kín, kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ thức ăn đến thu hoạch và chế biến, xuất khẩu. Ao nuôi đạt tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council).

Những sản phẩm chế biến từ phụ phẩm cá tra của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, để góp phần vào cuỗi nâng cao giá trị của ngành hàng cá tra Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những sản phẩm chế biến từ phụ phẩm cá tra của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, để góp phần vào cuỗi nâng cao giá trị của ngành hàng cá tra Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngoài các phụ phẩm (da, mỡ) được sử dụng để tạo ra sản phẩm có giá trị và đạt chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu về dinh dưỡng, sức khỏe, làm đẹp, các phụ phẩm khác của ngành công nghiệp chế biến thủy sản này còn được sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp (cây ăn trái, hoa màu), làm thức ăn chăn nuôi, bột cá, ủ làm thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen.

Theo ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), phụ phẩm thủy sản là nguồn nguyên liệu đem lại giá trị gia tăng cho ngành khi tận dụng hiệu quả. Muốn đạt được điều này, các doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, cùng với các chính sách khuyến khích phát triển trong lĩnh vực này của Chính phủ - chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phụ phẩm, tiến tới kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Tuyên truyền rộng rãi ‘5 không’ phòng bệnh dại trên chó mèo

VĨNH LONG Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người nuôi, đồng thời hướng đến xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên chó, mèo.

Nghệ An đặt mục tiêu trên 400 nghìn tấn lương thực vụ hè thu - mùa

Dựa vào tình hình thực tế, ngành nông nghiệp Nghệ An phấn đấu hoàn thành mục tiêu 400.360 tấn lương thực tại vụ hè thu - mùa năm 2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.