| Hotline: 0983.970.780

Một công ty chi hơn 1,2 tỷ đồng/tháng cho phòng chống dịch bệnh

Thứ Hai 24/08/2020 , 16:25 (GMT+7)

Kể từ ngày “khởi phát” ổ DTLCP đầu tiên đến nay, bình quân mỗi tháng Công ty Nông lâm Hà Tĩnh phải chi hơn 1,2 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Hơn một năm nay, bình quân mỗi tháng Công ty CP phát triển Nông lâm Hà Tĩnh chi từ 1,2 - 1,3 tỷ đồng cho công tác mua văcxin, phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Gia Hưng.

Hơn một năm nay, bình quân mỗi tháng Công ty CP phát triển Nông lâm Hà Tĩnh chi từ 1,2 - 1,3 tỷ đồng cho công tác mua văcxin, phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Gia Hưng.

Ông Mai Khắc Mại, Giám đốc Công ty CP phát triển Nông lâm Hà Tĩnh (thuộc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh) cho hay, mặc dù thời gian gần đây giá thịt lợn tăng cao đem lại doanh thu khá cho công ty. Song, lợi nhuận này hiện vẫn chưa bù được chuỗi dài những năm thu lỗ do “bão” giá năm 2017 và ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) năm 2019.

“Kể từ ngày xuất hiện ổ DTLCP đầu tiên ở huyện Cẩm Xuyên (tháng 5/2019) đến nay, bình quân mỗi tháng chúng tôi chi từ 1,2 – 1,3 tỷ đồng tiền mua vacxin, thuốc thú y và hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho đàn nái, công ty phải xây dựng thêm trạm trung chuyển thức ăn, lợn giống (cách trại 2,5 – 3 km) nên chi phí đội lên khá lớn”, ông Mại cho hay.

Cũng do nguồn vốn ngắn nên trong thời gian dịch bệnh căng thẳng, công ty đã giảm tổng đàn xuống còn 2.200 nái; số trại chăn nuôi vệ tinh quy mô từ 400 – 450 con còn gần 20 trại. Hiện, bình quân mỗi tháng công ty CP phát triển Nông lâm Hà Tĩnh xuất chuồng từ 1.800 – 2.200 con lợn thương phẩm ra thị trường.

Công ty đang tích cực tái đàn, tăng đàn hậu dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Gia Hưng.

Công ty đang tích cực tái đàn, tăng đàn hậu dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Gia Hưng.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty, Công ty CP phát triển Nông lâm Hà Tĩnh đang dốc sức tái đàn, tăng đàn nhằm bổ sung đàn nái, phấn đấu đạt quy mô 3.000 con; xây dựng phương án đầu tư hệ thống chuồng trại từ hở sang kín tại các trang trại chăn nuôi gia công của công ty nhằm phát triển chăn nuôi bền vững, phòng chống dịch bệnh hiệu quả.     

Xem thêm
Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Thiết bị VMS trục trặc, ngư dân lại than trời

Vĩnh Long Trong số 1.818 lượt tàu cá bị mất kết nối VMS của Vĩnh Long, có 378 lượt bị nhắc nhở, số còn lại không có dấu hiệu vi phạm hoặc do gặp sự cố như chìm tàu, cháy nổ.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất