Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Năm, 8/5/2025 19:52 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích kép từ giảm lượng giống gieo sạ

Thứ Hai 02/03/2020 , 12:47 (GMT+7)

Thực hiện giảm lượng lúa giống gieo sạ từ 200kg/ha xuống 80kg/ha có thể tiết kiệm được 1,6 triệu đồng/ha.

Mới đây, tại cánh đồng mẫu ấp Thuận Phú C, xã Thuận An, 60 nông hộ trồng lúa ở thị xã Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) đã được tham quan mô hình trình diễn và hội thảo “Đánh giá mức độ chấp nhận về việc giảm lượng giống lúa gieo sạ”.

60 nông dân tham quan mô hình giảm giống gieo sạ tại TX Bình MInh.

60 nông dân tham quan mô hình giảm giống gieo sạ tại TX Bình MInh.

Mô hình được thực hiện ở vụ lúa Đông Xuân 2019 - 2020 tại hộ ông Lê Quang Minh (ấp Thuận Phú). Mô hình thực hiện trên 04 mật độ gieo sạ là 80kg/ha, 120kg/ha, 160kg/ha và 200 kg/ha (diện tích trình diễn 300 m2/mật độ) đối với giống lúa OM 5451.    

Các nông hộ được tham quan trực tiếp kết quả thu hoạch cho thấy ở mật độ gieo sạ 80kg/ha thì cây lúa có số lượng bông, chiều dài bông và năng suất đạt cao nhất so với các mật độ còn lại (năng suất đạt 10,6 tấn/ha). Trong khi đó, ở thửa ruộng đối chứng với mật độ gieo sạ 200kg/ha có số lượng, chiều dài của bông thấp hơn và năng suất chỉ đạt 9,4 tấn/ha.

Mật độ gieo sạ 80kg/ha mang lại lợi ích kép: tiết kiệm giống và tăng lợi nhuận.

Mật độ gieo sạ 80kg/ha mang lại lợi ích kép: tiết kiệm giống và tăng lợi nhuận.

So sánh giữa mật độ gieo sạ 80kg/ha và mật độ 200kg/ha đang được áp dụng đại trà ở các nông hộ thì thực hiện giảm lượng lúa giống gieo sạ có thể tiết kiệm được 1,6 triệu đồng/ha. Đồng thời, lợi nhuận do tăng năng suất sẽ cao hơn được khoảng từ 4,5 triệu đồng/ha.

Sau khi được “mắt thấy, tai nghe”, các nông hộ đã đồng tình, thống nhất sẽ áp dụng ngay trong vụ lúa Hè Thu 2020. Đây là tín hiệu bước đầu phấn khởi trong công tác khuyến nông tại địa phương. Mô hình trình diễn này sẽ tác động làm thay đổi tập quán canh tác lúa ở địa bàn thị xã Bình Minh. Nhất là lợi ích từ việc giảm lượng lúa giống gieo sạ cũng sẽ ít bị sâu bệnh tấn công. Hạn chế được lượng phân bón, thuốc BVTV sử dụng góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho người nông dân và thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Xem thêm
Phân cấp giám sát dịch bệnh tổ yến: Bước then chốt thúc đẩy xuất khẩu

Việc giao quyền chủ động giám sát cho địa phương, theo Cục trưởng Dương Tất Thắng, giúp tiết kiệm chi phí, nâng hiệu quả quản lý và gỡ điểm nghẽn lớn cho doanh nghiệp.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Công nghệ gen - đòn bẩy mới cho chăn nuôi và thủy sản Việt Nam

TP.HCM Nghị quyết 57-NQ/TW là cơ hội lịch sử để Việt Nam rút ngắn khoảng cách với thế giới về công nghệ gen, biến lợi thế tài nguyên di truyền thành lợi thế thương mại.

Tạo nền tảng vững chắc trong bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững

BẮC NINH Tỉnh Bắc Ninh tuyên truyền pháp luật, tổ chức thả giống thủy sản, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.