| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai thu hút doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ dược liệu

Thứ Sáu 21/03/2025 , 14:51 (GMT+7)

Lào Cai phấn đấu đến năm 2030 có 100% diện tích cây dược liệu dùng làm thuốc đảm bảo tiêu chuẩn GACP-WHO

Tỉnh Lào Cai phấn đấu đến hết năm 2025, diện tích cây dược liệu đạt 4.755ha, trong đó ổn định diện tích 3.215ha cây dược liệu lâu năm, dược liệu dưới tán rừng; tiếp tục mở rộng 430ha một số cây dược liệu chủ lực hàng năm như atiso, cát cánh, đương quy, xuyên khung…, nâng diện tích cây dược liệu hàng năm đạt 1.540ha.

Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ cây atiso giữa Công ty TNHH MTV Traphaco Sapa với người dân thị xã Sa Pa. Ảnh: Lưu Hòa.

Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ cây atiso giữa Công ty TNHH MTV Traphaco Sapa với người dân thị xã Sa Pa. Ảnh: Lưu Hòa.

Về thời vụ: Tùy mỗi loại cây với các đặc tính khác nhau để lựa chọn cho phù hợp. Thời vụ trồng cây dược liệu hàng năm tốt nhất từ tháng 1 - 3 và từ tháng 9 - 11.

Cơ cấu giống: Chủ yếu sử dụng giống atiso, cát cánh, đương quy, xuyên khung, chùa dù… Thực hiện chuyển đổi khoảng 80ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu hàng năm.

Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp có đủ năng lực liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ dược liệu bền vững tại các vùng nguyên liệu. Thu hút đầu tư xây dựng 6 cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm tại vùng sản xuất cây dược liệu tập trung, trong đó 5 cơ sở quy mô nhỏ thực hiện sơ chế dược liệu, đảm bảo 100% sản lượng tươi được sơ chế, bảo quản; 1 cơ sở, nhà máy quy mô doanh nghiệp chế biến sâu dược liệu trên địa bàn tỉnh nhằm tạo ra các sản phẩm chế biến sâu như trà túi lọc, cao bánh, viên nén...

Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển, mở rộng nhóm cây dược liệu chiết xuất tinh dầu như chùa dù, thuốc tắm người Dao phù hợp với nhu cầu sử dụng. Phấn đấu đến năm 2030 có 100% diện tích cây dược liệu dùng làm thuốc đảm bảo tiêu chuẩn GACP-WHO. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với vùng dược liệu được cấp chứng nhận GACP-WHO. Đẩy mạnh phát triển mô hình dược liệu làm thuốc, dược liệu gắn với du lịch, thảo dược gắn với ẩm thực địa phương...

Từng bước đề xuất cơ chế ưu tiên tiêu thụ dược liệu sản xuất trong nước, tại các tỉnh được sử dụng cho cơ sở khám chữa bệnh Đông y của ngành y tế; một số sản phẩm dược liệu quý, cao cấp từng bước đa dạng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng tiếp cận các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, các nước châu Âu.

Xem thêm
Nuôi 7.000 gà lấy trứng, nông dân lỗ gần 2 triệu đồng mỗi ngày

Giá trứng hiện quanh mốc 1.300 - 1.400 đồng/quả và theo dự đoán, sau dịp lễ 30/4 và 1/5, có thể tụt xuống 1.000 - 1.100 đồng/quả.

Nắng nóng gay gắt khiến cua nuôi chết rải rác

CÀ MAU Điều kiện khí hậu nắng nóng khắc nghiệt khiến tôm nuôi, cua nuôi bị chết rải rác, người nuôi lo lắng.

Đi giữa ngàn xanh

GIA LAI Khoát hơn nửa vòng tay, Rô Krik nói: ‘Giờ đây, xã Đất Bằng đã khoác lên mình một màu xanh bất tận, màu xanh của ấm no, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc".

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Tôm giống tốt 'mở đường' thắng lợi cho vụ xuân hè

Hà Tĩnh Ngoài yếu tố vệ sinh ao hồ, chất lượng con giống là yêu cầu hàng đầu để quyết định thắng lợi hay thất bại vụ nuôi tôm xuân hè năm 2025.

Để những cánh rừng thông không còn ‘rỉ máu’

YÊN BÁI Những cánh rừng thông xanh ngút ngàn, bảo vệ đồng bào Mông trước bão gió, lũ quét và cung cấp nguồn nước cần được bảo vệ nghiêm ngặt hơn để không còn bị ‘rỉ máu’.