| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng: Địa lan "cười", người khóc

Thứ Ba 18/11/2014 , 08:10 (GMT+7)

Theo nhiều chủ nông trại hoa địa lan tại TP Đà Lạt, dù còn hơn 3 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán 2015 nhưng phần lớn diện tích địa lan đã bung nở.

Ông Nguyễn Văn Thành ở phường 7 sở hữu 3 ha địa lan cho biết, hiện có tới 90% diện tích địa lan đã nở, vụ hoa Tết năm nay coi như mất trắng.

Chủ một vườn địa lan có tiếng khác là ông Đoàn Văn Quỳnh ở phường 8 cho biết, trong gần 1 ha địa lan năm nay gia đình ông chỉ hy vọng được 10% diện tích là nở đúng tết. Dù đã có tới vài chục năm kinh nghiệm trồng địa lan nhưng năm nay, gia đình ông Quỳnh vẫn phải chấp nhận thất bại.

Nguyên nhân khiến địa lan nở trước Tết cả hơn 3 tháng được chủ các vườn địa lan giải thích là do thời tiết nắng nóng bất thường, hoa không ngủ mà “thức giấc” rất sớm. Hơn nữa, việc nhuận hai tháng 9 (âm) cũng là nguyên nhân khiến địa lan năm nay không thể nở đúng Tết.

Hiện chi phí đầu tư trồng 1.000 m2 địa lan cho đến khi được thu hoạch (5 năm) không dưới 500 triệu đồng.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.