| Hotline: 0983.970.780

Khẳng định vai trò tiên phong liên kết từ HTX

Thứ Sáu 23/07/2021 , 17:33 (GMT+7)

Hậu Giang Thực hiện nội dung của Nghị quyết 120/NQ-CP, tỉnh Hậu Giang đã triển khai các chương trình hỗ trợ hợp tác xã theo Đề án phát triển 15.000 HTX của Chính phủ. 

Chọn hướng đi đúng

Hợp tác xã (HTX ) Hậu Giang Yên Bình An (xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp) là đơn vị được chọn hỗ trợ xây dựng trụ sở làm việc và khu nhà xưởng, máy móc phục vụ sản xuất. Tổng mức đầu tư khoảng 1,7 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 1,36 tỷ đồng, số tiền còn lại do HTX đối ứng. Đầu năm 2021, các hạng mục công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HTX có chỗ sản xuất, kinh doanh, giao dịch thuận tiện.

Hợp tác xã Hậu Giang Yên Bình An được tỉnh Hậu Giang chọn hỗ trợ xây dựng trụ sở làm việc và khu nhà xưởng, máy móc phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế tập thể. Ảnh: Văn Vũ.

Hợp tác xã Hậu Giang Yên Bình An được tỉnh Hậu Giang chọn hỗ trợ xây dựng trụ sở làm việc và khu nhà xưởng, máy móc phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế tập thể. Ảnh: Văn Vũ.

Giám đốc HTX Hậu Giang Yên Bình An - Phan Văn Tèo cho biết: Xã viên trong HTX đã chuyển đổi vườn tạp, đất lúa kém hiệu quả sang trồng vườn chuyên canh mãng cầu xiêm cho hiệu quả rất cao. Việc chuyển đổi này không chỉ thuận thiên theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, mà còn phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường.

Cụ thể, một ha mãng cầu khi vào thời điểm cho trái thu hoạch từ 15-20 tấn trái để chế biến làm trà. Cứ khoảng 10-11 kg trái mãng cầu chế biến thành 1 kg trà. Giá bán từ 400 đến 600 ngàn đồng/kg, tùy hình thức đóng gói và mua sỉ hay lẻ. Mãng cầu cho trái theo mùa vụ nhưng nhờ cách chế biến, bảo quản nên vẫn có hàng cung cấp quanh năm.

Ngày 19/3/2021, HTX Hậu Giang Yên Bình An nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT 'Đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020'. Ảnh: Văn Vũ.

Ngày 19/3/2021, HTX Hậu Giang Yên Bình An nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT “Đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020". Ảnh: Văn Vũ.

Đây là sản phẩm OCOP thường được các cơ quan, đơn vị của địa phương chọn để tiếp khách, làm quà biếu nên đầu ra khá tốt. Tuy nhiên, trái mãng cầu xiêm làm trà phải hái đúng thời điểm, non sẽ chát, còn già quá sẽ chua. “Từ lúc mãng cầu ra hoa kết trái đến lúc chín khoảng gần 100 ngày, thu hoạch lúc khoảng 70 ngày là đúng tuổi”, Giám đốc HTX Hậu Giang Yên Bình An chia sẻ.   

Khép kín dần chuỗi sản xuất và tiêu thụ

Không chỉ tập trung cho lĩnh vực sản xuất chính từ cây mãng cầu xiêm, HTX Hậu Giang Yên Bình An còn bao tiêu, kết nối tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản cho bà con xã viên và nông dân trong huyện.

Ngày 23/7 vừa qua, Hợp tác xã (HTX) Hậu Giang Yên Bình An là một trong hơn 40 tổ chức nông dân được Tổ công tác Kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chỉ đạo, giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng.  

HTX Hậu Giang Yên Bình An bao tiêu, kết nối tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản cho bà con xã viên và nông dân trong huyện, trong đó mặt hàng chủ lực là mãng cầu xiêm. Ảnh: Văn Vũ.

HTX Hậu Giang Yên Bình An bao tiêu, kết nối tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản cho bà con xã viên và nông dân trong huyện, trong đó mặt hàng chủ lực là mãng cầu xiêm. Ảnh: Văn Vũ.

Anh Phan Văn Tèo vui mừng cho biết: Các mặt hàng nông sản HTX Hậu Giang Yên Bình An bao tiêu, thu mua cung ứng ra thị trường khá phong phú. Trong đó, hầu hết đều là hàng thiết yếu. Cụ thể như trong thời điểm giãn cách hiện nay có: rau ăn lá, bầu, bí, mướp, dưa leo khoảng 3-5 tấn/ngày, chuối 5-10 tấn/ngày, chanh không hạt 5-10 tấn/ngày, bông súng, đu đủ...

Phương thức kết nối hiện nay tuy còn khá đơn giản nhưng đã định hình được hướng đi. Anh Phan Văn Tèo cho biết, chủ yếu HTX thu mua nông sản của bà con nông dân tại địa phương và cung ứng lại cho hệ thống Viettel Post để phân phối đi các tỉnh và TP.HCM.

Vừa qua, thông qua việc giới thiệu của Tổ công tác kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản (Tổ công tác tiền phương của Bộ NN-PTNT), đơn đặt hàng với HTX Hậu Giang Yên Bình An tăng lên đáng kể. Lãnh đạo HTX đã phải từ chối đối với những chỗ đặt hàng thanh toán chậm.

“HTX vốn đóng góp nhỏ mà phải đầu tư nhiều thứ. Mua của nông dân là phải trả tiền mặt, chỉ cần một vài chỗ lấy hàng của mình mà trả chậm khoảng một tuần là HTX không thể xoay sở được”, Giám đốc Phan Văn Tèo phân trần.

Những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội, khâu vận chuyển bị trục trặc, hàng tồn đọng tại vườn của dân. Theo vị giám đốc HTX chia sẻ thì một số mặt hàng có thể để tại vườn, cầm cự kéo dài được một số ngày. Còn như mặt hàng bông súng, khi bông lú khỏi mặt nước, nếu không thu hoạch sẽ nở bông, sau đó thúi dần xuống củ, rụi luôn cả bụi. Ở đây, nông dân tận dụng mương vườn trồng bông súng khá nhiều nên lượng hàng cần ra hàng ngày lên đến vài tấn.

“Hiện tại, HTX Hậu Giang Yên Bình An đang rất muốn đầu tư khu nhà xưởng chế biến trái cây đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - HACCP. Kinh phí khoảng 200 triệu đồng nhưng nguồn kinh phí các thành viên đóng góp không đủ, rất mong muốn được nhà nước quan tâm hỗ trợ. Vì chỉ khi đạt tiêu chuẩn HACCP thì trái cây được thu mua, sơ chế, mới thuận đường xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới", Giám đốc HTX Hậu Giang Yên Bình An Phan Văn Tèo mong ước.

HTX Hậu Giang Yên Bình An được thành lập năm 2016, có 24 thành viên, diện tích canh tác 20 ha. Lĩnh vực sản xuất chính của HTX là cây ăn trái. Trong đó trọng tâm là mãng cầu xiêm và sản phẩm chính là trà mãng cầu đạt chuẩn OCOP 4 sao. Ngoài ra, đơn vị này còn sản suất các mặt hàng mỹ phẩm, cung ứng cho thị trường phục vụ nhu cầu làm đẹp. 

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Bài toán nhân lực ngành thú y: [Bài 3] Đào tạo đi sâu vào 'chất'

Đào tạo nhân lực ngành thú y cần tập trung vào chất chứ không chỉ đi vào lượng. Thú y cũng cần được đào tạo chuyên khoa sâu như y khoa phục vụ con người.

Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 1] Khởi đầu từ những mắt ghép nhỏ

SƠN LA Từ vùng đất từng chỉ có ngô, sắn, Tú Nang hôm nay đã phủ kín màu xanh cây trái, mang đến sinh kế ổn định và cuộc sống ấm no cho người dân vùng cao.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Người đàn bà khóc cùng lúa lai

Ấn tượng của tôi về bà là những dịp trình bày trước hội nghị của Bộ, bà thường khóc khi kể về nỗi truân chuyên của nghề sản xuất lúa lai.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 2] Mỗi hộ dân là một tuyên truyền viên

KHÁNH HÒA Chủ tịch Hội nông dân phường Cam Thuận cho rằng, mỗi hộ dân tham gia tập huấn là một tuyên truyền viên giúp lan tỏa nhận thức bảo vệ môi trường vùng nuôi rộng hơn.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.