| Hotline: 0983.970.780

Khai mạc Hội thảo bệnh lý thú y Châu Á lần thứ 9

Chủ Nhật 06/10/2019 , 18:06 (GMT+7)

Hội thảo được tổ chức trong 3 ngày (7-9/10), diễn ra tại trụ sở Học viện Nông nghiệp Việt Nam.  

Hội Bệnh lý Thú y châu Á - Asian Society of Veterinary Pathology (ASVP), thành lập từ 2003 với 9 nước thành viên. Hai năm một lần, các nước thành viên sẽ tổ chức hội thảo khoa học với mục đích chia sẻ, hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực Thú y.

Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi ở Việt Nam. 

Năm 2017, tại ở Ấn Độ, Việt Nam đã giành quyền đăng cai ASVP 2019. GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp VN được bầu làm Chủ tịch ASVP nhiệm kì 2017 – 2019.

Sau gần 2 năm chuẩn bị, ASVP 2019 sẽ chính thức khai mạc vào sáng 7/10 tại Hội trường A của Học viện Nông nghiệp VN.

Chủ đề xuyên suốt của hội thảo là "Kỷ nguyên mới của sức khỏe động vật: Bệnh truyền lây giữa người và động vật, bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh mới nổi và ung thư".

Tại ASVP 2019, đại biểu sẽ được lắng nghe 43 báo cáo khoa học, 60 poster nghiên cứu của 34 đại biểu quốc tế đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm tham chiếu về dịch tả lợn châu Phi của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).

Các nhà khoa học Việt Nam từ Khoa Thú y (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Cục Thú y, Viện Thú y, Đại học Nông Lâm Huế… cũng sẽ có nhiều báo cáo khoa học liên quan.

Thông tin về Hội thảo bệnh lý thú y châu Á lần thứ 9. 

Đặc biệt, hội nghị sẽ sự góp mặt của các nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới về Dịch tả lợn châu Phi và ung thư như TS. Aruna Ambagala – Phòng tham chiếu về dịch tả lợn châu Phi của OIE tại Canada; TS. Francisco Javier Salguero Bodes – Trung tâm y tế công cộng (Vương quốc Anh); Giáo sư Achariya Sailasuta – nguyên chủ tịch Hội Thú y châu Á.

Ngoài ra, các nghiên cứu mới nhất của các Công ty, tập đoàn cũng sẽ được chia sẻ tại hội thảo.

Hội thảo dự kiến sẽ có sự góp mặt của 350 đại biểu, gồm lãnh đạo Bộ NN-PTNT, Bộ KHCN, 25 Đại sứ quán. Nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã (SVW)… cũng sẽ tham dự hội thảo.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.