| Hotline: 0983.970.780

Khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề du lịch - Thái Nguyên 2023

Thứ Sáu 01/12/2023 , 09:34 (GMT+7)

Sự kiện nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp có quy mô lớn, lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên 2023.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên 2023.

Tối 30/11, tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp (TP. Thái Nguyên), UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên 2023. Đây là sự kiện quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn, lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên là địa phương có khí hậu, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ và công nghiệp chế biến thực phẩm. Việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch là mục tiêu và giải pháp quan trọng trong chuỗi liên kết xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên 2023 có quy mô 120 gian hàng (trong đó tỉnh Thái Nguyên có gần 40 gian hàng), với hàng trăm sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP đặc trưng, tiêu biểu của các doanh nghiệp, HTX, làng nghề uy tín của hơn 40 tỉnh, thành phố trong cả nước và tỉnh Thái Nguyên.

Đây là nhịp cầu kết nối để Thái Nguyên và các tỉnh, thành phố trong cả nước gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, OCOP và làng nghề ra thị trường, đáp ứng xu thế tiêu thụ nông sản.

Các đại biểu tham quan gian hàng tại Festival.

Các đại biểu tham quan gian hàng tại Festival.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Lê Quang Tiến, Trưởng ban tổ chức Festival, cho biết, thông qua các hoạt động tại Festival, tỉnh Thái Nguyên mong muốn để mở rộng giao lưu, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch với các địa phương trong cả nước; tăng cường liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và thúc đẩy kết nối tiêu thụ, xuất khẩu nông sản của tỉnh...

Cũng tại chương trình, Ban tổ chức đã trao giấy chứng nhận cho 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2023 của 27 cơ sở trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh các sản phẩm tiêu biểu, chất lượng, nâng cao uy tín với người tiêu dùng, hướng đến phát triển, mở rộng mạng lưới tiêu thụ trên thị trường.

Bên cạnh việc trưng bày các sản phẩm, tại Festival còn diễn ra các hoạt động giao thương, kết nối doanh nghiệp; các trò chơi dân gian, màn trình diễn của các nghệ nhân… Festival diễn ra từ ngày 30/11đến ngày 4/12.

Xem thêm
‘Đời du mục' theo vịt chạy đồng

ĐBSCL Hễ nghe nơi nào vừa thu hoạch xong lúa trên đồng, còn trơ gốc rạ và đất đủ mềm là họ liên hệ xin 'mua đồng' để thả vịt.

Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi

CẦN THƠ Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ đề nghị, sau khi vận động, người dân không chấp hành tiêm vacxin cho vật nuôi, cần xử lý hành chính để răn đe.

Đi tìm cây chuối phấn vàng trên đất Tổ

Theo chân anh Đinh Mạnh Cường, tổ viên tổ khuyến nông xã Tân Lập, (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) tôi ngược dốc lên núi Chẹn thăm vùng chuối phấn vàng mới được khôi phục.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Xuất khẩu cá tra tăng vọt trước sức ép thuế quan

Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Gắn chặt quản lý rừng bền vững với giao khoán đất lâm nghiệp

Giao khoán đất lâm nghiệp từng được kỳ vọng mở ra cơ chế sử dụng đất hiệu quả, gắn người dân với rừng, nhưng sau 30 năm, tỷ lệ khoán dừng ở mức 27%.