| Hotline: 0983.970.780

Huy động sức dân khắc phục công trình thủy lợi bị hư hỏng

Thứ Tư 09/10/2024 , 14:30 (GMT+7)

Huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) huy động người dân nạo vét kênh mương bị vùi lấp, tập trung nguồn vốn sửa chữa công trình thủy lợi bị hư hỏng, đảm bảo nước sản xuất.

Người dân xã Văn Minh (huyện Na Rì) khơi thông mương thủy lợi bị đất đá vùi lấp. Ảnh: Ngọc Tú. 

Người dân xã Văn Minh (huyện Na Rì) khơi thông mương thủy lợi bị đất đá vùi lấp. Ảnh: Ngọc Tú. 

Hiện nay, Trạm Quản lý thủy nông (QLTN) huyện Na Rì quản lý 95 công trình, trong đó có 12 hồ chứa, 78 đập, kênh và các trạm bơm cố định và dã chiến. Vụ mùa năm nay, các công trình thủy lợi do Trạm quản lý phục vụ nước tưới tiêu cho hơn 784ha lúa, gần 56ha cây màu và hơn 22ha nuôi thủy sản.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, có 12 công trình do Trạm QLTN huyện Na Rì quản lý bị hư hỏng. Hồ Mạy Đẩy (xã Đổng Xá) là công trình thủy lợi có quy mô khá lớn của huyện Na Rì. Hồ Mạy Đẩy thi công hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 2008, công năng thiết kế cấp nước tưới cho 20ha lúa, 2ha cây màu. Hệ thống thủy lợi của hồ Mạy Đẩy ngoài thân đập và các công trình phụ trợ còn có 2 tuyến kênh bê tông, 2 đường ống thép dẫn nước về đồng ruộng.

Sau cơn bão số 3 vừa qua, hệ thống kênh dẫn nước từ hồ về cánh đồng bị hư hỏng nhiều vị trí. Một đoạn kênh dài 20m bị sạt lở móng dẫn đến nguy cơ gãy kênh bất cứ lúc nào. Đoạn kênh này dẫn nước phục vụ sản xuất gần 11ha lúa của thôn Nà Vạng (xã Đổng Xá). Hiện đơn vị quản lý và người dân đã khắc phục tạm để dẫn nước. Trong khi đó, 2 đường ống thép đã bị hoen gỉ khiến nước rò rỉ, hầu hết van chia nước đã hỏng nên không còn khả năng dẫn nước.

Ông Nông Quang Linh, phụ trách Trạm QLTN huyện Na Rì cho biết, do đường ống bị hư hỏng, khoảng 2ha đất trồng lúa không có nước tưới, người dân khắc phục bằng cách dùng một số nguồn nước nhỏ trong khe, hoặc chờ nước mưa, một số ruộng ở khu vực chân đồi cao, người dân đã chuyển sang trồng cây chịu được hạn.

“Ngoài hồ Mạy Đẩy, trên địa bàn huyện còn 11 công trình khác do Trạm quản lý cũng bị hư hỏng do mưa lũ lớn, sạt lở đất. Hư hỏng lớn nhất là đập Khuổi Nọi (xã Trần Phú), sạt lở đã vùi lấp một đoạn kênh dài 20m, một đoạn kênh bê tông khác dài 25m cũng bị gãy đổ. Do khối lượng đất đá vùi lấp khá lớn, không có đường xe vào vận chuyển nên chưa thể khắc phục”, ông Linh cho biết thêm.

Hồ Mạy Đẩy (xã Đổng Xá) bị hư hỏng nhiều tuyến kênh dẫn nước đến đồng ruộng. Ảnh: Ngọc Tú. 

Hồ Mạy Đẩy (xã Đổng Xá) bị hư hỏng nhiều tuyến kênh dẫn nước đến đồng ruộng. Ảnh: Ngọc Tú. 

Năm 2024, huyện Na Rì đã chủ động bố trí nguồn vốn sự nghiệp để sửa chữa 6 công trình thủy lợi bị hư hỏng, với tổng kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng. Tuy nhiên mưa lũ lớn do hoàn lưu cơn bão số 3 đã làm 20 công trình thủy lợi bị hư hỏng, trong đó có 12 công trình do Trạm QLTN huyện Na Rì quản lý và 8 công trình do địa phương quản lý. Hiện nay, kinh phí để sửa chữa cần khoảng 830 triệu đồng, vượt khả năng cân đối ngân sách năm 2024 của huyện Na Rì. Huyện đã đề nghị Sở NN-PTNT bố trí kinh phí hỗ trợ địa phương để chủ động khắc phục kịp thời.

Để kịp thời khắc phục đảm bảo nước tưới tiêu, đơn vị quản lý, chính quyền địa phương đã huy động người dân khắc phục tạm thời. Đối với đập, kênh mương bị đất đá vùi lấp, huy động người dân tại địa phương hót dọn khơi thông nguồn nước. Những đoạn kênh bị gãy, đổ, tạm thời bắc ống dẫn nước, những diện tích không chủ động nước sẽ chuyển sang trồng các loại cây ngắn ngày phù hợp khung thời vụ.

Bà Hoàng Thị Thu Nguyệt, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Na Rì cho biết, để đảm bảo nước phục vụ sản xuất vụ xuân sắp tới, ngành nông nghiệp của huyện đã tích cực tham mưu sửa chữa những công trình cấp bách. Phối hợp với các xã, thị trấn huy động người dân nạo vét kênh mương bị vùi lấp. Đến thời điểm này, cơ bản diện tích trồng lúa, hoa màu vẫn đủ nguồn nước tưới. Tuy nhiên, về lâu dài cần nguồn vốn khá lớn để sửa chữa những công trình bị hư hỏng, đặc biệt là những hồ đập chứa nước.

Trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Kạn, hoàn lưu cơn bão số 3 gây mưa lũ lớn đã làm 90 công trình thủy lợi bị sạt lở, vùi lấp, xói lở đập, sân tiêu năng, 210m kè bị sạt lở, 6 công trình nước sạch bị hư hỏng, thiệt hại lên đến vài chục tỷ đồng. Với công trình nhỏ địa phương đã sớm khắc phục, nhưng để sửa chữa triệt để cần nguồn vốn lớn, tỉnh Bắc Kạn cần hỗ trợ.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng 21 xã ở Phú Thọ

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Trần Duy Đông đã ra văn bản khẩn chỉ đạo cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi.

Tìm hướng đột phá tạo sự khác biệt cho cà phê Sơn La

Sơn La phấn đấu đến năm 2030 tái canh 9.800 ha cà phê, phát triển 5.950 ha cà phê đặc sản, 80 - 90% diện tích trồng mới sử dụng giống chuẩn.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Lộ trình phát triển 20ha dược liệu dưới tán rừng FSC

Hà Tĩnh Thiên niên kiện, lim xanh và mây là các loại dược liệu được trồng dưới tán rừng đã có chứng chỉ FSC để nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Bình luận mới nhất