| Hotline: 0983.970.780

Hôn mê sâu sau khi uống 40 viên thuốc chống co giật

Thứ Bảy 24/08/2019 , 09:08 (GMT+7)

Uống 40 viên thuốc Phenobarbital, người đàn ông 60 tuổi bị hôn mê sâu và đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 cứu sống sau 8 giờ lọc máu hấp phụ.    

Khi bị ngộ độc thuốc, phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt. 

Được biết, trước khi nhập viện, ông T.T.H (60 tuổi, ở quận 4, TP HCM) đang điều trị rối loạn tâm thần sau di chứng chấn thương sọ não năm 3 tuổi, với nhiều loại thuốc, trong đó có Phenobarbital - thuốc chống co giật.

Người nhà cho biết, đợt nhận thuốc bảo hiểm y tế lần này, ông H. được nhận 45 viên Phenobarbital 0,1g với liều dùng mỗi ngày 1 viên và đã uống 5 viên trong 5 ngày trước khi nhập viện.

Khi người nhà phát hiện thì ông H. lơ mơ nằm trên giường, kế bên là lọ thuốc Phenobarbital đã hết, không có thuốc rơi vãi xung quanh. Nghi ngờ ông H. đã uống khoảng 40 viên Phenobarbital nên người nhà lập tức đưa ông vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng hôn mê sâu, cánh tay phải bị teo.

Qua xét nghiệm phát hiện có Phenobarbital trong máu và nước tiểu. Ngay lập tức, bệnh nhân được điều trị theo phác đồ điều trị ngộ độc Phenobarbital và tiến hành lọc máu hấp phụ.

Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, chuyển vào khoa Hồi sức tích cực - chống độc tiếp tục điều trị.

BS Trần Huy Nhật, Khoa Hồi sức tích cực chống độc (BV Nhân dân 115) cho biết, sau 8 giờ lọc máu hấp phụ, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo và được tập cai máy thở, rút ống nội khí quản. Bệnh nhân được chuyển đến khoa Nội Tiêu hóa tiếp tục theo dõi, tình trạng bệnh nhân ổn định và được xuất viện.

Theo BS Nhật, Phenobarbital nói riêng và nhóm thuốc hướng thần nói chung được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về rối loạn tâm thần và nhận thức. Tuy nhiên, chính nhóm bệnh nhân sử dụng thuốc này lại có nguy cơ cao nhất bị ngộ độc/quá liều thuốc dù vô tình hay tự ý do họ không tự kiểm soát được hành vi bản thân. Vì thế cần bảo quản thuốc kỹ lưỡng, cho bệnh nhân uống thuốc theo toa của bác sĩ và đưa bệnh nhân đi khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường.

Đối với trường hợp ngộ độc/quá liều, người thân cần phải xác định rõ bệnh nhân đã uống thuốc gì, số lượng, hàm lượng bao nhiêu, có uống thêm thuốc nào khác hay không… sẽ giúp cho nhân viên y tế có hướng xử trí và điều trị nhanh chóng, kịp thời.

Xem thêm
Sai lầm dinh dưỡng tạo cơ chế phát sinh tế bào ung thư

Sai lầm dinh dưỡng được các nhà khoa học xác định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các loại bệnh ung thư trực tiếp đe dọa sức khỏe cộng đồng hiện nay.

Sang chấn tâm lý sau bạo hành, làm sao hóa giải?

Sang chấn tâm lý ở những người từng bị bạo hành, luôn có những diễn tiến phức tạp, mà sự tổn thương ảnh hưởng đến cả cá nhân lẫn cộng đồng.

Đức lang quân nóng lòng có con trai nối dõi

Đức lang quân dù không tôn thờ quan niệm ‘trọng nam khinh nữ’ nhưng vẫn muốn có con trai nối dõi để khỏi bị thiệt thòi thừa kế gia sản.

Máu nhiễm mỡ và hệ lụy từ lối sống không kiểm soát

Máu nhiễm mỡ diễn ra âm thầm nhưng lại phát sinh nhiều biến chứng khó lường, nếu mỗi người không có ý thức phòng ngừa trong ăn uống và sinh hoạt.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

117 gian hàng kết nối tinh hoa đông y Việt Nam và quốc tế

Với 117 gian hàng là cơ hội để khách tham quan gặp gỡ chuyên gia, tìm hiểu sâu về giá trị của y học cổ truyền, khám phá giải pháp giúp sức khỏe lành mạnh.

Bình luận mới nhất