| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Hàng nghìn ha lúa xuân đứng trước nguy cơ mất trắng

Thứ Năm 29/04/2021 , 11:40 (GMT+7)

Mưa lớn kèm gió lốc từ ngày 26 đến 28/4 khiến hơn 5.000 ha lúa ở Hà Tĩnh giảm năng suất, thậm chí có nguy cơ mất trắng.

Hơn 5.000 ha lúa ở Hà Tĩnh đang thời kỳ ngậm sữa, chín sáp bị đổ rạp do gió lốc ngày 26/4. Ảnh: Thanh Nga.

Hơn 5.000 ha lúa ở Hà Tĩnh đang thời kỳ ngậm sữa, chín sáp bị đổ rạp do gió lốc ngày 26/4. Ảnh: Thanh Nga.

Sáng 29/4, ông Phan Văn Huân, Trưởng phòng Trồng trọt (Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh) cho hay, các đoàn công tác của Sở NN-PTNT và Chi cục đang tập trung xuống các địa phương kiểm tra, đánh giá thiệt hại và hướng dẫn người dân những giải pháp khắc phục thiệt hại do đợt mưa lớn kèm gió lốc xảy ra trong ngày 26 và 28/4.

“Đợt mưa kèm gió lốc ngày 26/4 có hơn 5.000/59.000 ha lúa xuân tập trung ở huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh bị đổ gãy.

Ngay hôm sau, ngành chuyên môn và chính quyền các địa phương kêu gọi người dân ra đồng dựng lúa dậy nhưng chưa kịp triển khai thì trận mưa kéo dài nhiều giờ vào tối 28/4 khiến hàng nghìn ha lúa khác ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Thạch Hà, Cẩm Xuyên... chìm nghỉm dưới nước, ảnh hưởng nặng đến năng suất, thậm chí một số diện tích có nguy cơ mất trắng”, ông Huân lo lắng.

Nhiều diện tích chưa kịp dựng dậy đã bị trận mưa lớn đêm 28/4 nhấn chìm. Ảnh: Thanh Nga.

Nhiều diện tích chưa kịp dựng dậy đã bị trận mưa lớn đêm 28/4 nhấn chìm. Ảnh: Thanh Nga.

Theo ông Huân, những ngày này là "cột mốc vàng” quyết định thắng lợi của cả vụ sản xuất, bởi lúa đang ở giai đoạn ngậm sữa, chắc xanh, chín sáp, cần nắng ấm nhưng mưa lớn nhiều ngày khiến việc khắc phục diện tích bị đổ gãy không thực hiện được.

Nếu trong 2 ngày tới không tiêu thoát hết nước, dựng lúa bị đổ ngã dậy chắc chắn lá đòng sẽ thối, hư hỏng hết.

Ông Lê Văn Danh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên cho biết, cơn lốc xoáy bất ngờ chiều 26/4 làm gần 2.000 ha lúa của người dân trên đia bàn 25 xã, thị trấn bị đổ rạp xuống ruộng. Trong đó các xã bị thiệt hại nặng gồm: Cẩm Thành (hơn 383 ha), Cẩm Bình (219 ha), Cẩm Duệ (hơn 271 ha), Cẩm Thạch (hơn 228 ha)…

Chưa kịp khắc phục thiệt hại, tối 28/4 trận mưa lớn nhiều giờ tiếp tục nhấn chìm rất nhiều diện tích lúa đổ gãy đợt trước, ảnh hưởng nặng nề đến năng suất.  

Bà Nguyễn Thị An, xã Cẩm Duệ nhìn xuống ruộng lúa nước ngập gần hết ngọn thở dài: "Lúa năm nay tốt, trỗ đẹp. Chúng tôi đang hi vọng được mùa to nào ngờ cơn lốc, mưa lớn mấy ngày qua quật ngã 4/6 sào lúa của gia đình. Chắc chắc diện tích này sẽ mất ít nhất gần 1 tấn lúa”.

Ngoài lúa, hàng trăm ha ngô, rau màu sắp đến kỳ thu hoạch cũng bị ảnh hưởng do thời tiết cực đoan. Ảnh: Thanh Nga.

Ngoài lúa, hàng trăm ha ngô, rau màu sắp đến kỳ thu hoạch cũng bị ảnh hưởng do thời tiết cực đoan. Ảnh: Thanh Nga.

Trưởng phòng nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên thông tin thêm, hiện địa phương đang tập trung mở hết cống tiêu thoát nước, khuyến cáo người dân ra đồng dựng lúa dậy ngay khi trời tạnh ráo, hạn chế thiệt hại.

Ngoài thiệt hại về lúa, nhiều diện tích ngô, rau màu ở huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn... sắp đến kỳ thu hoạch cũng bị nước nhấn chìm đến tận ngọn, mất trắng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất