| Hotline: 0983.970.780

'Gạo của tôi bị làm giả tá lả', kỹ sư Hồ Quang Cua lên tiếng

Thứ Sáu 30/05/2025 , 19:08 (GMT+7)

Sóc Trăng Gạo Ông Cua ST25 - Nhãn hiệu nổi tiếng với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến thương hiệu này liên tục bị làm giả.

Gạo Ông Cua ST25 – một thương hiệu đã trở nên quá quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước, không chỉ nhờ vào chất lượng hạt gạo mà còn bởi cái tầm của người đứng sau nó – kỹ sư Hồ Quang Cua.

Tuy nhiên, chính vì uy tín đã được khẳng định, thương hiệu này ngày càng trở thành mục tiêu của các đối tượng làm giả, làm nhái.

Kỹ sư Hồ Quang Cua đã xây dựng bộ nhận diện nhãn hiệu riêng cho Gạo Ông Cua ST25. Ảnh: Kim Anh.

Kỹ sư Hồ Quang Cua đã xây dựng bộ nhận diện nhãn hiệu riêng cho Gạo Ông Cua ST25. Ảnh: Kim Anh.

Mới đây, Công an TP Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 4 đối tượng về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm”. Lực lượng chức năng thu giữ 875kg gạo ST25 lúa - tôm mang nhãn hiệu “Ông Cua - Đặc sản Sóc Trăng” bị làm giả.

Thực tế trước đó, lực lượng quản lý thị trường tại nhiều tỉnh, thành cũng từng phát hiện không ít cơ sở có hành vi đóng gói, kinh doanh gạo mang nhãn mác ST25 giả mạo, lợi dụng tên tuổi của kỹ sư Hồ Quang Cua nhằm trục lợi bất chính.

Vậy người trong cuộc nói gì? phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường đã có cuộc trao đổi trực tiếp với Kỹ sư Hồ Quang Cua. Lời đầu tiên ông thốt lên rằng: “Gạo của tôi bây giờ bị làm giả tá lả ở Việt Nam”.

Ông chia sẻ: “Tôi bán gạo ST25 mà nói độc quyền, không cho người khác bán thì làm sao phát triển được sản xuất. Tuy nhiên, tôi phải lập thương hiệu riêng của doanh nghiệp là Gạo Ông Cua ST25. Chúng tôi có logo nhận diện riêng, để thoát khỏi cái chung. Còn những đơn vị khác, không xây dựng được uy tín sản phẩm, in bao bì giống hệt, khi bị phát hiện đủ chứng cứ sẽ bị xử lý”.

Kỹ sư Hồ Quang Cua chia sẻ về quá trình xây dựng vùng lúa gạo ST25 an toàn. Ảnh: Kim Anh.

Kỹ sư Hồ Quang Cua chia sẻ về quá trình xây dựng vùng lúa gạo ST25 an toàn. Ảnh: Kim Anh.

Kỹ sư Hồ Quang Cua khẳng định, mỗi doanh nghiệp đều có quyền và cần thiết phải đăng ký nhãn hiệu, xây dựng hình ảnh riêng nếu thực sự làm ăn chân chính. Đó là con đường gian nan, tốn kém thời gian và công sức, nhưng là con đường duy nhất để phát triển bền vững.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều trường hợp lợi dụng danh tiếng Gạo Ông Cua ST25 để sao chép bao bì, trộn gạo kém chất lượng, lừa dối người tiêu dùng.

Do đó, ông nhấn mạnh cơ quan chức năng cần phải có giải pháp bảo vệ và răn đe, bởi ngăn chặn cũng không triệt để. Đặc biệt là phải xử lý những vụ việc làm giả Gạo Ông Cua ST25 để không làm niềm tin của người tiêu dùng dần mất đi.

Đặc biệt, việc ngăn chặn làm giả, làm nhái cần sự vào cuộc liên tục, quyết liệt, triệt để và có khung xử lý cao nhất để mang tính răn đe mạnh mẽ. Không để thị trường bị rối loạn và người tiêu dùng bị mất lòng tin.

Tuy vậy, ông Cua vẫn lạc quan, ông tin rằng, thông qua những vụ việc bị phanh phui sẽ là dịp để người tiêu dùng tìm đến đúng nơi sản xuất, để có thể tiếp cận được sản phẩm Gạo Ông Cua ST25 an toàn, chất lượng.

Sản phẩm gạo ST25 an toàn từ vùng lúa-tôm 'chính chủ' của nhãn hiệu Gạo Ông Cua. Ảnh: Kim Anh.

Sản phẩm gạo ST25 an toàn từ vùng lúa-tôm "chính chủ" của nhãn hiệu Gạo Ông Cua. Ảnh: Kim Anh.

Ông nhấn mạnh bài học kinh nghiệm, doanh nghiệp phải luôn giữ chuẩn sản phẩm không để lẫn lộn với những sản phẩm khác. Như vậy sẽ tạo ra được giá trị của một nhãn hiệu.

“Phải làm cho người tiêu dùng tin tưởng là mình làm tốt thật sự, sản phẩm có độ đồng đều và an toàn”, ông Cua bày tỏ quan điểm.

Trong bối cảnh Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt chống hàng giả, hàng nhái, ông Cua cho rằng đây là thời điểm phải siết chặt kiểm tra, mạnh tay xử lý vi phạm, không chỉ để bảo vệ người tiêu dùng mà còn bảo vệ cả những giá trị nông sản Việt và quyền lợi của doanh nghiệp chân chính.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài 4] Sức bật công nghệ đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Với định hướng trở thành 'Nhà bếp của thế giới', nhờ sức bật từ công nghệ, CPV Food Bình Phước từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi Việt ra thế giới.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất