| Hotline: 0983.970.780

FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng

Chủ Nhật 24/04/2022 , 08:15 (GMT+7)

Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.

Sâu keo mùa thu đang lây lan nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, đe dọa hàng loạt các loại cây trồng bị thiệt hại năng suất. Ảnh: FAO

Sâu keo mùa thu đang lây lan nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, đe dọa hàng loạt các loại cây trồng bị thiệt hại năng suất. Ảnh: FAO

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết sẽ mở rộng chiến dịch toàn cầu chống lại một trong những loài sâu bệnh gây hại thực vật xâm lấn nguy hiểm nhất thế giới. Đó là sâu keo mùa thu hay còn gọi là sâu lính (fall armyworm), loại dịch hại vẫn đang phá hủy mùa màng trị giá hàng tỷ đô la trên khắp thế giới, bất chấp những tiến bộ và một loạt các biện pháp ngăn chặn nó.

Phát biểu với Ủy ban chỉ đạo Hành động Toàn cầu của FAO về chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu, Tổng giám đốc FAO, Khuất Đông Ngọc nói: Loài dịch hại này đang lây lan và xâm lấn xuyên biên giới và chúng vẫn đang tiếp tục cuộc hành quân thần tốc trên toàn cầu.

Theo các nhà khoa học, vào năm 2016, mới chỉ có sáu quốc gia châu Phi báo cáo có sâu keo mùa thu gây hại mùa màng. Chúng phá hoại hàng chục loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên đến nay, chúng đã có mặt ở 78 quốc gia châu Phi, Cận Đông, châu Á và Thái Bình Dương.

“Tính riêng ở châu Phi, sâu keo mùa thu được ước tính gây ra thiệt hại về năng suất cây trồng hàng năm lên tới 9,4 tỷ USD, đe dọa đến an ninh lương thực”, ông Khuất Đông Ngọc cho biết.

Sự lây lan của sâu keo mùa thu đang thúc đẩy nông dân tại nhiều quốc gia đã chuyển sang sử dụng ngày một nhiều hơn thuốc trừ sâu hóa học, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường.

Nhằm giải quyết vấn đề này, Hành động Toàn cầu của FAO về kiểm soát sâu keo mùa thu đang nỗ lực phối hợp các biện pháp toàn diện trên khắp các châu lục bao gồm: Thiết lập cơ chế điều phối chức năng ở cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và nông dân; Mở rộng các phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã được thử nghiệm ở tám vùng địa lý với kết quả tốt; Nghiên cứu, chọn tạo ra các giống ngô lai có khả năng chống chịu sâu keo mùa thu để thử nghiệm và phân phối cho nông dân ở các nước châu Phi; Mở các lớp đào tạo, phối hợp với các đối tác chính phủ, tạo điều kiện để hơn 140 000 người tham gia, chủ yếu là nông dân và khuyến nông viên tiếp cận phương pháp quản lý sâu bệnh tiên tiến.

Kết quả ban đầu của các biện pháp này cho thấy nhiều hứa hẹn. Tại Burkina Faso, thiệt hại về năng suất do sâu keo mùa thu gây ra được báo cáo là luôn ở mức hoặc dưới 5% kể từ năm 2020, và thuốc trừ sâu sinh học và phương pháp kiểm soát sinh học đã cho thấy hiệu quả trên đồng ruộng lên đến 90% đối với loại dịch hại này.

Tuy nhiên bất chấp những thành tựu đạt được, hiện vẫn còn những thách thức cần được giải quyết. Do dịch hại sâu keo mùa thu tiếp tục lây lan, đe dọa sinh kế của nông dân, trong khi các nỗ lực tuyên truyền và huấn luyện quy mô lớn vẫn đang bị đại dịch COVID-19 cản trở. Ngoài ra việc áp dụng IPM và giảm tổn thất năng suất không đồng đều giữa các quốc gia, cũng như việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại vẫn còn.

Trước đó, FAO đã phát động chiến dịch Hành động toàn cầu để kiểm soát sâu keo mùa thu (2019-2022) vào tháng 12 năm 2019 như một biện pháp ứng phó khẩn cấp đối với sự lây lan nhanh chóng của loài dịch hại này.

Việc mở rộng chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu của FAO lần này được coi là  một cơ chế phối hợp cho phép đối thoại cởi mở và hợp tác sâu rộng hơn nữa các giải pháp dựa trên khoa học, hỗ trợ việc thành lập lực lượng đặc nhiệm quốc gia về kiểm soát sâu keo mùa thu và giúp huy động các nguồn lực cho nghiên cứu ứng dụng và tiếp cận kỹ thuật.

(FAO.org)

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.