Thứ Sáu, 16/5/2025 13:38 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Đô thị vùng biên sở hữu 20.000ha mặt nước nuôi thủy sản bền vững

Thứ Năm 15/09/2022 , 09:42 (GMT+7)

Nuôi trồng và khai thác thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố vùng biên Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

20220827_164232

Năm 2021, tổng sản lượng thủy sản tại TP. Móng Cái đạt gần 25.500 tấn. Ảnh: Nguyễn Thành.

Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) sở hữu hơn 50km bờ biển, 20.000ha mặt nước và đất bãi triều cùng khoảng 2.700ha ao đầm nuôi trồng thủy sản. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương phát huy lợi thế trong nuôi trồng, khai thác thủy sản, mang lại giá trị kinh tế cao cho ngư dân, doanh nghiệp.

Số liệu thống kê, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2018-2020 của thành phố đạt gần 6.000ha, sản lượng 2.655 tấn, tổng giá trị 292 tỷ đồng. Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19, thời tiết khí hậu không thuận lợi nhưng tổng sản lượng thủy sản vẫn đạt gần 25.500 tấn. Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt khoảng 1.020 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

Đặc biệt, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ, hải sản được thành phố rất quan tâm. Cụ thể, người dân, doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ nuôi tôm 2, 3 giai đoạn, công nghệ biofloc, nuôi tuần hoàn nước và áp dụng công nghệ vi sinh thay cho các sản phẩm kháng sinh, hóa chất phục vụ nuôi thủy sản. Cùng với đó, các đơn vị và hộ nuôi tôm đã phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tập trung chế biến các sản phẩm mực, cá, tôm, cua, ghẹ, phát huy thương hiệu sản phẩm tôm thẻ chân trắng và ghẹ Trà Cổ.

Từ lợi thế, tiềm năng sẵn có, Móng Cái đã định hướng xây dựng hình thức, cơ chế liên kết phù hợp giữa các cơ sở thu mua với cơ sở nuôi. Hình thành các mô hình liên kết, liên doanh, hợp tác xã, mô hình tổ quản lý cộng đồng tại tất cả các vùng nuôi tập trung để cùng tham gia tổ chức sản xuất thủy sản liên hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm.

20220325_085042

Quảng Ninh hướng đến chế biến sâu đối với mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản nơi đây vẫn còn tồn tại hạn chế cần giải pháp khắc phục. Trong đó, một số vùng nuôi cơ sở hạ tầng chưa đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng điều kiện về nuôi công nghiệp, tiêu chuẩn an toàn, bền vững dẫn đến hiệu quả trong sản xuất chưa cao.

Đặc biệt, tình trạng tự ý lấn chiếm mặt đất, mặt nước để nuôi trồng thủy sản khi chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép vẫn còn tồn tại. Trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, việc sử dụng ngư cụ hủy diệt để khai thác thủy sản gây bức xúc trong cộng đồng và ý thức của người dân về bảo vệ nguồn giống tự nhiên còn hạn chế.

Để từng bước khắc phục, Móng Cái đã tập trung xử lý các trường hợp vi phạm. Năm 2021, các đơn vị chức năng đã xử lý 62 vụ vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, xử phạt vi phạm hành chính 47 vụ, phạt hành chính 632 triệu đồng. Đồng thời, thành phố cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định về khai thác thủy sản; tăng cường quản lý hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp đánh bắt tận diệt để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Bên cạnh đó, thành phố tăng cường công tác quản lý và phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản, quản lý nhà nước về đất đai không để tình trạng người dân tự ý lấn chiếm bãi triều, mặt nước để nuôi trồng thủy sản khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép.

Theo ông Đỗ Văn Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Móng Cái, để tiếp tục phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản đang ngày càng cạn kiệt, tiếp tục khai thác lợi thế kinh tế thủy sản, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyên truyền, quán triệt để người dân, ngư dân biết và thực hiện nghiêm Luật Thủy sản năm 2017.

Thời gian tới, Móng Cái sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển ngành thủy sản cả về nuôi trồng và khai thác. Đồng thời, thu hút các nhà đầu tư phát triển các nhà máy chế biến thủy sản mới theo hướng hiện đại, chế biến sâu, gắn với chương trình OCOP của thành phố.

Xem thêm
Môi trường sạch, giá thành giảm nhờ nuôi heo ứng dụng công nghệ sinh học

KON TUM Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum lần đầu đưa vào sử dụng đệm lót và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo, hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Sơn La bội thu nhãn chín sớm

Nông dân huyện Sông Mã đã giảm áp lực tiệu thụ, tăng lợi nhuận 1,5 - 2 lần nhờ được chuyển giao kỹ thuật xử lý rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Nhàn nhã nhờ thiết bị bay không người lái

HÀ TĨNH Ứng dụng thiết bị bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.