| Hotline: 0983.970.780

Điểm sáng nông nghiệp Bắc Hà

Thứ Sáu 15/04/2022 , 08:35 (GMT+7)

LÀO CAI So với những địa phương khác của Lào Cai, huyện Bắc Hà những năm qua đã có bước tiến dài trong triển khai tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Những năm qua, các mặt hàng nông sản chủ lực phục vụ xuất khẩu của huyện Bắc Hà (Lào Cai) vẫn duy trì ổn định và tăng cao về sản lượng. So với các huyện trong tỉnh, tình hình tiêu thụ nông sản tại huyện Bắc Hà trong năm 2021 có phần nổi bật hơn.

Đơn cử như với cây chè, năm 2021 trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19, giá thu mua chè búp tươi vẫn tăng từ 15.000 đồng/kg lên 17 - 18.000 đồng/kg, cá biệt có những loại được thu mua với giá rất cao, lên tới 300.000 đồng/kg để chế biến chè đặc sản.

Bà con Tả Văn Chư (Bắc Hà) rửa sạch sản phẩm củ dược liệu Cát Cánh trước khi cung ứng cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện. Ảnh: Khuất Linh.

Bà con Tả Văn Chư (Bắc Hà) rửa sạch sản phẩm củ dược liệu Cát Cánh trước khi cung ứng cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện. Ảnh: Khuất Linh.

Với cây quế, các doanh nghiệp thu mua vẫn chế biến, xuất khẩu với hoạt động bao tiêu sản phẩm được thực hiện ổn định. Tổng hợp tất cả các nguồn thu từ bán các sản phẩm quế như giống quế, vỏ quế, hạt, lá quế… vẫn mang về cho huyện doanh thu trên 300 tỷ đồng mỗi năm, do vậy đã góp phần lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các xã vùng trung và hạ huyện.

Sản phẩm chè shan hữu cơ Bản Liền vẫn sản xuất, tiêu thụ khá thuận lợi, tạo thêm thu nhập và nhiều việc làm cho bà con người Tày địa phương.

Với các xã vùng thượng huyện Bắc Hà, bà con vẫn tiếp tục chăm sóc, sản xuất một số cây trồng chủ lực có lợi thế so sánh, đơn cử như cây ăn quả ôn đới và cây dược liệu… Niên vụ thu hoạch 2021 - 2022, việc tiêu thụ dược liệu tưởng chừng là bài toán khó với nông dân Bắc Hà do các nhà máy dược trong nước hoạt động cầm chừng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng nỗi lo đó đã cơ bản được tháo gỡ.

Nông dân Bắc Hà được đánh giá thích ứng khá nhanh với định hướng tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Ảnh: Khuất Linh.

Nông dân Bắc Hà được đánh giá thích ứng khá nhanh với định hướng tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Ảnh: Khuất Linh.

Với tổng diện tích 107ha, sản lượng cây dược liệu qua sơ chế năm 2021 ước đạt 107 tấn khô, được các công ty dược trong nước hợp đồng thu mua trên 73 tấn. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bắc Hà thường xuyên liên hệ với các doanh nghiệp để liên kết tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu, đảm bảo tiêu thụ hết 100% các sản phẩm từ cây dược liệu cho nông dân.

Bắc Hà cũng được đánh giá là địa phương triển vọng trong công tác phát triển dược liệu bởi mức độ vào cuộc của nông dân các xã rất tốt, nhất là tại xã vùng cao Tả Văn Chư, bà con đã hoàn toàn tự chủ được nhiều khâu từ sản xuất, chăm sóc, chế biến sản phẩm đến việc tự chủ hoàn toàn về nguồn giống tốt phục vụ cho vụ sản xuất. Đây được xem là yếu tố quan trọng, tiên quyết cho công tác phát triển dược liệu bền vững trên cao nguyên Bắc Hà giai đoạn 2021 - 2025.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.