| Hotline: 0983.970.780

Đại học TN&MT Hà Nội trao đổi với chuyên gia Hà Lan về sụt lún và xâm nhập mặn tại ĐBSCL

Thứ Năm 10/10/2019 , 22:31 (GMT+7)

(TN&MT) – Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật OKP “Khí hậu Việt Nam - Hợp tác giáo dục nhằm đạt được sự thay đổi bền vững tại các đồng bằng Việt Nam", chiều 10/10, tại Hà Nội, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức buổi trao đổi, chia sẻ học thuật với chuyên gia Hà Lan đến từ Trường Đại học Utrecht, Hà Lan và Đại học Công nghệ Delft về “Sự phát triển và thách thức ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Những hiểu biết về Dự án Rise and Fall”.

PGS.TS Phạm Quý Nhân – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
PGS.TS Phạm Quý Nhân – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phát biểu tại buổi trao đổi

PGS.TS Phạm Quý Nhân – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: Cuộc trao đổi hôm nay nhằm mục đích chia sẻ các kết quả nghiên cứu giữa các nhà khoa học Việt Nam nói chung, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường nói riêng với các nhà khoa học Hà Lan liên quan đến vấn đề sụt lún và xâm nhập mặn tại ĐBSCL.

Phát biểu tại buổi chia sẻ, TS. Maarten van der Vegt đến từ Đại học Utrecht, Hà Lan giới thiệu tổng quan về những phát hiện chính của dự án “Rise and Fall” tại ĐBSCL, tập trung vào xâm nhập mặn vùng cửa sông.

TS. Maarten van der Vegt cho biết: ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức trong những thập kỷ tới. Thách thức đầu tiên phải kể đến là do khai thác quá mức tài nguyên nước ngầm nên nước ngầm có hiện tượng nhiễm mặn. Thách thức thứ hai là tác động kết hợp của việc khai thác nước ngầm và áp lực của các công trình xây dựng gây sụt lún nhanh hơn. Tỷ lệ sụt lún ngày nay lớn hơn nhiều so với tốc độ gia tăng mực nước biển. Thách thức cuối cùng là xây dựng đập thượng nguồn và khai thác cát trong các kênh chính gây ra xói lở kênh và bờ. Do đó, phạm vi thủy triều tăng lên, gây ra nguy cơ lũ lụt gia tăng và nước mặn xâm nhập vào thượng nguồn.
 

TS. Maarten van der Vegt đến từ Đại học Utrecht, Hà Lan
TS. Maarten van der Vegt đến từ Đại học Utrecht, Hà Lan chia sẻ

Theo TS. Maarten van der Vegt, dự báo ​​trong những thập kỷ tới, việc khai thác nước ngầm và thâm hụt trầm tích trong hệ thống đang có tác động lớn hơn đến chất lượng và an toàn nước so với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Ông cho rằng điều này đòi hỏi phải quản lý nước và trầm tích tốt ở ĐBSCL.

Quang cảnh buổi trao đổi
Quang cảnh buổi trao đổi


 

TS. Maarten van der Vegt có bằng Thạc sĩ về Khí tượng học và Hải dương học (2001) và bằng tiến sĩ hình thái học ven biển (2006). Từ năm 2007, ông làm trợ lý giáo sư tại khoa Địa lý vật lý tại Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông nghiên cứu động lực của đồng bằng thủy triều và bờ biển, với trọng tâm là ảnh hưởng của thủy triều, ví dụ, xâm nhập mặn và tiến hóa hình thái. Khu vực nghiên cứu của ông trải dài từ đồng bằng Hà Lan và biển Wadden đến đồng bằng châu thổ, Trung Quốc và Indonesia. Trong 5 năm qua, ông đã tham gia vào dự án Rise and Fall, trong đó ông là người đứng đầu nghiên cứu về xâm nhập mặn ở các cửa sông của ĐBSCL.

 

Xem thêm
BYD Việt Nam ra mắt mẫu xe SUV hybrid vượt trội Sealion 6

Với mẫu xe mới Sealion 6, BYD Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu công nghệ DM-i Super Hybrid tiên tiến đến người tiêu dùng trong nước.

Học về tái chế qua nghệ thuật mosaic

Trường THCS Ngoại ngữ đã phối hợp cùng Viện Goethe tổ chức một buổi hoạt động giáo dục bổ ích dành cho học sinh khối 7 với chủ đề 'Rác thải và Tái chế'.

TP.HCM: Đến 2030, xử lý rác bằng công nghệ đốt phát điện đạt 100%

TP.HCM phấn đấu xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế đến năm 2025 đạt tỷ lệ ít nhất 80%, hướng tới năm 2030 đạt 100%.

Mỗi người dân, mỗi bản làng là thành lũy phòng chống thiên tai

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, người dân có vai trò trung tâm trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.