| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM sắp xóa sổ xe xăng khỏi các app xe công nghệ

Thứ Sáu 23/05/2025 , 18:04 (GMT+7)

TP.HCM TP.HCM đang xúc tiến kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe xăng sang xe điện, tiến tới xóa sổ xe xăng của tài xế công nghệ khỏi các app xe công nghệ.

Miễn thuế VAT, tăng hỗ trợ

Từ năm 2025, TP.HCM đặt mục tiêu thay thế toàn bộ xe máy chạy xăng của tài xế công nghệ bằng xe điện, tiến tới xóa sổ xe xăng khỏi các ứng dụng gọi xe như Grab, Be.... Động thái này nhằm kiểm soát khí thải, thúc đẩy giao thông xanh và giảm chi phí vận hành cho tài xế.

Theo ông Lê Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, thành phố đang xúc tiến đề án chuyển đổi khoảng 400.000 xe máy chạy xăng sang xe điện cho lực lượng tài xế công nghệ và giao hàng. Mục tiêu là đến năm 2027, TP.HCM sẽ thay thế ít nhất 80% số lượng xe máy chạy bằng xăng hiện tại.

TP.HCM dự kiến chuyển đổi 400.000 xe máy công nghệ chạy bằng xăng sang xe điện. Ảnh: Nguyễn Quỳnh.

TP.HCM dự kiến chuyển đổi 400.000 xe máy công nghệ chạy bằng xăng sang xe điện. Ảnh: Nguyễn Quỳnh.

Lý giải rõ hơn về vấn đề này, ông Hải cho biết, xe công nghệ là nhóm có lượng phát thải cao, do chạy liên tục từ 8-12 tiếng/ngày với quãng đường khoảng 100km. Do vậy, nếu muốn kiểm soát khí thải, TP.HCM phải tập trung vào nhóm xe này.

Khảo sát với 400 tài xế Grab, Be... cho thấy, mỗi ngày họ phải tốn 70.000 – 100.000 đồng tiền xăng. Trong khi đó, tài xế sử dụng xe điện (như hãng Xanh SM) chỉ mất khoảng 20.000 đồng tiền điện. Nhờ vậy, trung bình tài xế có thể tiết kiệm từ 40.000 – 60.000 đồng mỗi ngày, tương đương hơn 1 triệu đồng/tháng.

“Nếu dành toàn bộ phần tiết kiệm này để trả góp mua xe điện, sau 24–30 tháng, tài xế có thể hoàn tất trả nợ mà không cần bỏ thêm chi phí ngoài”, ông Hải phân tích.

Cũng theo ông Hải, hiện Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã kiến nghị thành phố trình Trung ương miễn lệ phí trước bạ cho xe điện đăng ký mới trong vòng 2 năm và miễn thuế VAT trên hóa đơn thanh toán đối với tài xế công nghệ sử dụng xe điện.

“Nếu tạo ra được sự chênh lệch rõ rệt giữa xe xăng và xe điện thông qua ưu đãi thuế phí, quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Ước tính chỉ cần 2 năm để thay thế 80% xe công nghệ hiện nay”, ông Hải kỳ vọng.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đang phối hợp với các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính và hãng sản xuất xe điện để xây dựng các gói vay ưu đãi, chương trình hỗ trợ trả góp, giảm giá xe... nhằm hỗ trợ tài xế tiếp cận xe điện dễ dàng hơn.

Hướng đến mục tiêu không còn xe xăng trong 5 năm

Ông Ngô Hải Đường – Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, Đề án chuyển đổi xe máy công nghệ sang xe điện là một phần trong chiến lược kiểm soát khí thải phương tiện giao thông đường bộ của TP.HCM đến năm 2030.

Hiện thành phố đã hoàn thành giai đoạn 1: lên lộ trình chuyển đổi toàn bộ xe buýt sang điện hoặc CNG. Giai đoạn 2 đang được triển khai với mục tiêu giảm phát thải toàn bộ phương tiện, bao gồm taxi, xe cá nhân, xe hợp đồng, xe công nghệ...

“Chúng tôi đang xây dựng lộ trình cụ thể, có chính sách hỗ trợ chuyển đổi xe cá nhân, xe dịch vụ sang sử dụng năng lượng sạch, hướng tới mục tiêu đến năm 2030, 100% xe buýt sử dụng điện và năng lượng thân thiện môi trường”, ông Đường thông tin.

Ngoài ra, TP.HCM cũng đang nghiên cứu chính sách hạn chế xe xăng vào trung tâm thành phố, các khu vực như Cần Giờ, Côn Đảo… để tạo không gian ưu tiên cho xe điện hoạt động.

Nếu các chính sách được thông qua và thực thi đồng bộ, TP.HCM hoàn toàn có thể đạt mục tiêu điện hóa hoàn toàn xe máy công nghệ trong 3–5 năm tới, chính thức “xóa sổ” xe xăng khỏi các ứng dụng gọi xe như Grab, Be…

Xem thêm
Học về tái chế qua nghệ thuật mosaic

Trường THCS Ngoại ngữ đã phối hợp cùng Viện Goethe tổ chức một buổi hoạt động giáo dục bổ ích dành cho học sinh khối 7 với chủ đề 'Rác thải và Tái chế'.

TP.HCM: Từ 1/6, hộ gia đình sẽ trả cùng mức giá thu gom, vận chuyển rác

Từ 1/6, hộ gia đình sẽ trả cùng 1 mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác theo khu vực mà không cần phải xác định khối lượng rác.

Hệ thống thủy lợi 310 tỷ đồng bảo vệ cồn Lục Sỹ

Vĩnh Long Hệ thống thủy lợi gần 310 tỷ đồng đang hoàn thiện, bảo vệ hơn 4.000 ha đất vườn cồn Lục Sỹ, giúp người dân tránh sạt lở, xâm nhập mặn và ổn định sinh kế.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.

Đà Nẵng: Chờ phương án mới, bãi rác xây dựng Hòa Xuân tạm ‘đóng cửa’

Trong lúc chờ thành phố Đà Nẵng thống nhất phương án xử lý, vận hành thì bãi tập kết rác xây dựng tại khu vực Sân vận động Hòa Xuân tạm dừng tiếp nhận rác.