| Hotline: 0983.970.780

Viên nén tái tạo từ rác thải nhựa và vỏ trấu thay thế than đá

Thứ Hai 07/07/2025 , 19:39 (GMT+7)

AN GIANG Viên nén tái tạo được làm từ rác thải nhựa trộn với vỏ trấu và bột đá dolomite khi cháy sẽ tạo ra nhiệt lượng cao, có thể thay thế than đá.

Hiệp đồng từ đất biển Kiên Giang

Cuối tháng năm, tôi có mặt tại Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (phường Rạch Giá, tỉnh An Giang) đúng ngày lễ bế giảng. Từng nhóm học sinh ríu rít tụm ba tụm bảy, mồ hôi lẫn nước mắt chia tay thời áo trắng. Trong không khí ấy, tôi tìm gặp em Trương Thành Phúc, một học sinh cuối cấp của trường. Em là trưởng nhóm nghiên cứu dự án “Viên nén tái tạo – Hiệp đồng từ đất biển Kiên Giang” từng đoạt giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh.

Các học sinh Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt trưng bày, giới thiệu ứng dụng của viên nén tái tạo tại Hội thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Trường Đại học Kiên Giang tổ chức. Ảnh: Trung Chánh.

Các học sinh Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt trưng bày, giới thiệu ứng dụng của viên nén tái tạo tại Hội thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Trường Đại học Kiên Giang tổ chức. Ảnh: Trung Chánh.

Bạn đồng hành của Phúc là Hoàng Đức Tín lớp 11 cùng trường. Hai em đều là thành viên trong các dự án nghiên cứu khoa học vì môi trường, biến rác thành tài nguyên. Thấy tôi tò mò về cái tên dự án, Phúc giải thích: “Viên nén chúng em nghiên cứu sử dụng nguyên liệu đầu vào là rác thải nhựa nung chảy trộn với vỏ trấu, bột đá dolomite, ép thành viên. Còn "hiệp đồng từ đất biển Kiên Giang" là chúng được thu gom từ nguồn phế, phụ phẩm sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, rất dồi dào. 

Thạc sĩ Lâm Thị Vân Hà, giáo viên hướng dẫn, đồng hành cùng các em trong quá trình nghiên cứu giải thích thêm: An Giang là tỉnh có diện tích đất sản xuất lúa lớn nhất nước với sản lượng hàng năm hơn 8 triệu tấn. Quá trình xay xát, chế biến gạo sinh ra lượng vỏ trấu rất lớn. Vùng đất An Giang cũng có nhiều núi đá vôi, nguyên liệu để tạo ra bột đá dolomite.

Sản phẩm viên nén tái tạo được ví như 'hạt than xanh' được nén lại từ rác, khi cháy sẽ tạo ra nhiệt lượng cao, có thể thay thế than đá trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Ảnh: Trung Chánh.

Sản phẩm viên nén tái tạo được ví như “hạt than xanh” được nén lại từ rác, khi cháy sẽ tạo ra nhiệt lượng cao, có thể thay thế than đá trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Ảnh: Trung Chánh.

"An Giang cũng là tỉnh có biển và sông, rạch nhiều, trong quá trình sinh sống và sản xuất, nguồn rác thải nhựa bị người dân thải ra môi trường rất lớn. Chúng tôi không đi vớt rác nhựa từ sông, từ biển mà thu gom tái chế từ đầu, ngăn chúng không bị thải ra môi trường thêm nữa. Ý nghĩa hiệp đồng từ đất biển Kiên Giang là như vậy", Thạc sĩ Hà chia sẻ.

Năng lượng xanh cho tương lai

Qúa trình thực hiện dự án của nhóm học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Không có xưởng, các em phải tận dụng nhà kho trường học. Không có máy móc, các em tự chế bằng đồ gia dụng… Để tìm ra công thức tối ưu và có điều kiện thực nghiệm, nhóm đã tìm đến Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhờ trợ giúp từ các nhà khoa học. Nhờ có hệ thống thí nghiệm hiện đại, tiện dụng tại đây, các em đã hoàn thành xuất sắc nghiên cứu của mình.

TS Nguyễn Xuân Niệm (thứ 2 bên phải sang), Chủ tịch Hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh An Giang tham quan và đánh giá sản phẩn viên nén tái tạo được giới thiệu tại hội nghị về thành tựu nghiên cứu khoa học và công nghệ. Ảnh: Trung Chánh.

TS Nguyễn Xuân Niệm (thứ 2 bên phải sang), Chủ tịch Hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh An Giang tham quan và đánh giá sản phẩn viên nén tái tạo được giới thiệu tại hội nghị về thành tựu nghiên cứu khoa học và công nghệ. Ảnh: Trung Chánh.

Sau nhiều tháng, nhóm tìm được công thức tối ưu: 62,5% nhựa tái chế + 20,8% vỏ trấu + 10,7% bột đá dolomite. Sản phẩm tạo ra là viên nén chắc, cháy lâu, nhiệt lượng lớn hơn than đá, tro ít, đặc biệt giảm phát thải clo, kali vốn là nguyên nhân gây ăn mòn nồi hơi công nghiệp.

Không dừng lại ở sân chơi học đường, nhóm của Phúc và Tín còn hướng tới đưa đề tài nghiên cứu của mình ứng dụng vào thực tế đời sống, thành lập mô hình khởi nghiệp xã hội. Viên nén có thể giúp người dân tăng thêm thu nhập từ vỏ trấu, rác nhựa và quan trọng hơn là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, góp phần giảm phụ thuộc vào than đá.

“Khi lò đốt ở nhiệt độ cao, chúng em thấy viên nén nhiên liệu cháy mạnh, nhiệt lượng tỏa tốt hơn than đá, giảm hiện tượng tạo cặn xỉ như khi đốt củi trấu nên rất phù hợp trong việc phục vụ sản xuất công nghiệp”, Phúc cho biết về ứng dụng của viên nén. Hiện một số doanh nghiệp tại địa phương đã liên hệ với nhóm để thử nghiệm dùng viên nén làm chất đốt thay cho than đá nhằm lấy nhiệt lượng phục vụ quy trình chế biến thủy sản.

Xem thêm
TP.HCM sắp xóa sổ xe xăng khỏi các app xe công nghệ

TP.HCM TP.HCM đang xúc tiến kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe xăng sang xe điện, tiến tới xóa sổ xe xăng của tài xế công nghệ khỏi các app xe công nghệ.

Hành trình xanh của doanh nghiệp Việt

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã và đang từng bước thể hiện vai trò tiên phong, hành động cụ thể, bền bỉ để lan tỏa hành trình xanh.

[Bài 2] Khi người dân làm chủ ‘cuộc chiến’ giảm nhựa

TP.HCM Không chờ công nghệ hay chế tài, Côn Đảo chuyển mình từ cộng đồng. Người dân trở thành trung tâm sống xanh, từ chiếc túi đi chợ đến cách trẻ con học phân loại rác.

Mưa lớn liên tiếp gây thiệt hại ở xã biên giới Na Loi

Nghệ An Trong những ngày qua, xã Na Loi xảy ra mưa lớn làm hư hỏng đường giao thông, chia cắt một số bản làng, một số nhà dân bị sạt lở phải di dời khẩn cấp.

Thanh Hóa kết thúc 26 đảng bộ huyện, thành lập 166 đảng bộ xã phường

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 46 thống nhất kết thúc hoạt động 26 đảng bộ cấp huyện và thành lập 166 đảng bộ xã, phường mới.

Bình luận mới nhất